Mách bạn kỹ thuật cần khi chọn ngỗng giống đạt hiệu quả

Mách bạn kỹ thuật cần khi chọn ngỗng giống đạt hiệu quả

Ngày nay chúng ta thấy ngỗng xuất hiện rất nhiều nơi, chính vì đây là loại gia cầm rất dễ nuôi trong cuộc sống. Đặc tính của ngỗng là khả năng ăn thức ăn bên ngoài, không cần bạn phải chăm sóc chúng quá kỹ lưỡng. Đặc biệt đây là một loại gia cầm có khả năng tự lớn cao nhất trong các loại gia cầm còn lại. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau bên ven đường hoặc thả trong vườn nhà. Tuy nhiên để có thể cho ra một con ngỗng có khả năng phát triển tốt như vậy cần có một nguồn giống khỏe mạnh. Sau đây mình sẽ mách bạn kỹ thuật chọn ngỗng giống đạt hiệu quả cao nhé.

Ngỗng đạt chất lượng nâng suất cao

Như các bạn đã được nhìn thấy tận mắc thì ngỗng có thể sống ven các đường di quanh nhà. Khi nuôi ngỗng người nông dân không cần quá nhiều lương thực cho chúng. Đặc biệt là khả năng kháng bệnh của chúng cũng rất mạnh, không măc bệnh nhiều như gà, vịt. Hiện nay để đánh giá về ngỗng đạt hiệu quả người ta sẽ dụa vào trọng lương cũng như khả năng di chuyển của chúng. Khi bạn nuôi từ 5-10 tháng bạn đã có thể thu hoạch chúng với cân nặng từ 4-7 kg.

Tuy nhiên nếu muốn đạt được ngỗng có năng suất buộc các bạn phải có được nguồn giống ngay từ ban đầu thật tốt. Bạn phải chọn được giống đẹp, gioóng kẻo thì sẽ dễ nuôi, cũng như chi phí sẽ thấp hơn.

Chọn được giống tốt giúp ngỗng đạt chất lượng nâng suất cao

Giai đoạn chọn ngỗng là con giống

Chọn ngỗng phải nở đúng ngày, khối lượng từ 85 – 100g/con, lông bông, mắt sáng không hở rốn, dáng đi vững vàng, nhanh nhẹn.

Có nhiều giống ngỗng: ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao… Nếu nuôi ngỗng đàn nên chọn những con lông xám hoặc vằn, chân to, vì chúng đi khoẻ, chịu kiếm ăn.

Khi ngỗng mới nở chọn những con có bộ lông mịn, sáng; lỗ hậu môn gọn, khô; mắt sáng; đi lại nhanh nhẹn; ăn uống bình thường.

Với ngỗng cái chọn con có mắt to, đen, sáng, cổ nhỏ, dài, ngực gọn mình dài; bụng dưới nở nang, phao câu to. Những con loại này đẻ tốt, mắn đẻ, ấp khéo; đối với ngỗng đực chọn những con có cổ ngẩng cao, ngực nở, hai chân cao bước gọn, vững chắc, thân mình dài cá trắm, lỗ hậu môn màu hồng…

Cần chọn lựa giống ngỗng đạt tiêu chuẩn để ngỗng được phát triển tốt

Quá trình chăm sóc ngỗng con

Thời gian từ khi nở đến khi ngỗng ăn uống thành thạo (khoảng 30 ngày) là gột ngỗng (úm). Đây là thời gian đòi hỏi chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ nhất cùa ngỗng. Vì ngỗng con mới nở còn yếu, ăn uống chưa quen, thích ứng kém.

Lúc ngỗng con mới nở, lông còn ướt, phải bỏ ngỗng vào thúng, dưới lót rơm mềm, trên miệng đậy lượt vải thưa để ủ; đến khi khô lông bắt cho ra ràng, thời gian ủ lông khoảng 10-12 giờ. Khi ngỗng con khô lông xong cho ăn uống.

Thời kỳ đầu (5-7 ngày) cho ăn bột ngô, gạo mì, trộn với rau tươi rửa sạch, thái nhỏ (tốt nhất là rau diếp). Mỗi ngày một con ăn 50g thức ăn tinh và 100g rau xanh chia làm 4 bữa: sáng, trưa, chiều, tối (21 giờ), cho ăn dần dần, từng ít một, ăn xong cho uống nước ngay, nước phải trong và sạch.

Ngày thứ 8 trở đi lượng thức ăn tăng dần lên. Khi trời ấm bạn thả ngỗng ra nơi có cỏ để ngỗng ăn, khoảng 70g tinh +120g rau xanh/con.

Ngày thứ 12 trở đi, có thể giảm bớt lượng thức ăn ngô, bột gạo…, cho ăn thêm khoai băm nhỏ, tập cho ăn thêm thóc, khoảng 100g tinh +150g rau xanh/con.

Đến khi ngỗng được 30 ngày có thể thả cho nhặt thóc rụng ngoài đồng. Đồng thời chỉ cho ngỗng ăn thêm rau, củ vào buổi tối.

Sau một tháng nuôi bạn có thể thả cho ngỗng nhặt thóc rụng ngoài đồng

Xem thêm: Kỹ thuật chăn nuôi ngỗng sinh sản tại đây.

Nguồn: gathavuon.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.