Khi cung cầu của ngành chăn nuôi gia cầm thiếu cân bằng
Chúng ta đã thấy được sự phát triển vượt bậc của ngành chăn nuôi gia cầm suốt thập kỷ qua. Các hộ chăn nuôi từ hình thức nhỏ lẻ, lạc hậu. Đã bắt kịp với thị trường, cố gắng thay đổi. Và tìm ra lời giải tối ưu nhất trong việc phát triển chăn nuôi. Sản lượng gia cầm mỗi năm đều tăng cao. Đó là thành quả của việc áp dụng các mô hình nuôi gia cầm tối ưu nhất vào hệ thống chăn nuôi của mình. Tuy nhiên khi mà lượng cung quá cao nhưng lượng cầu lại có phần hạn chế. Phải nói đây là thời đoạn cung cầu ngành chăn nuôi gia cầm bị thiếu cân bằng.
Người nông dân phải đối diện với trăm ngàn mối lo. Khi bắt đầu thì lo về vị trí, đất đai, nguồn nước,…Sau đó lo tìm được nguồn giống tốt. Rồi tới thức ăn làm sao cho không vượt quá quy định về phần trăm chất phụ gia. Có quá nhiều thứ phải lo trước khi xuất chuồng. Tuy nhiên người chăn nuôi còn lo lắng về đầu ra cho gia cầm. Khi lượng cung lớn hơn lượng cầu, người nông dân lại sợ mất giá, thua lỗ. Và họ lại gặp phải tình trạng được mùa mà rớt giá. Bài viết dưới đây phân tích tình hình thị trường gia cầm hiện tại và tìm bước đi mới cho người chăn nuôi.
Mất cân đối cung cầu
Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, trong 3 năm (2016 – 2018), tổng sản lượng thịt gia cầm chiếm 17,5 – 19% so với tổng sản lượng thịt các loại, tăng trưởng bình quân qua 3 năm đạt 6,83%. Thịt gà tăng trưởng bình quân 6,46%, trong đó thịt gà nuôi công nghiệp tăng 8,89%. Thịt thủy cầm tăng cao tới 8,09% trong đó thịt vịt tăng 8,75%, ngan tăng trưởng bình quân 5,49%, ngỗng tăng trưởng cao nhất là gần 22%.
Trong 10 tháng đầu năm 2019, đàn gia cầm cả nước nhìn chung phát triển tốt. Do ảnh hưởng của Dịch tả heo châu Phi (ASF), nên nhiều hộ đã chuyển hướng từ chăn nuôi heo sang gia cầm và các cơ sở chăn nuôi cũng chủ động tăng đàn gia cầm trước tình hình dịch bệnh ở heo. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tổng số gia cầm của cả nước tháng 10/2019 tăng 11,5% so cùng thời điểm năm 2018.
Việc tăng đàn nhanh chóng được cho là một phần nguyên nhân khiến giá thịt và trứng gia cầm, nhất là giá gà công nghiệp tuột dốc không phanh trong khoảng từ tháng 9 – 11/2019. Đơn cử như tại Đồng Nai, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, tổng đàn gia cầm tại khu vực Đồng Nai tăng đột biến do người nuôi heo bỏ sang nuôi gia cầm. Riêng đàn gà đã đạt tới 28 triệu con, tăng gần 6 triệu con so thời điểm cuối năm ngoái.
Đi tìm lời giải?
Có thể thấy chăn nuôi gia cầm Việt Nam trong những năm vừa qua đã tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến. Không chỉ về con giống mà cả trang thiết bị. Chúng ta đã coi khoa học công nghệ là động lực phát triển. Là lực lượng sản xuất quan trọng. Và cuối cùng đã có được những bước đột phá trong khoa học công nghệ để. Từ đó cho ra những sản phẩm có chất lượng giá trị cao có tính cạnh tranh trên thị trường. Đến nay, có thể nói rằng đã có nhiều thay đổi về phương thức nuôi, chất lượng con giống và sản phẩm,…
Việt Nam đã cơ bản làm chủ được công nghệ sản xuất con giống bố mẹ trong nước. Đồng thời chọn lọc tạo ra được một số dòng có năng suất và chất lượng cao. Nên các giống gia cầm phát huy mạnh trong sản xuất đã trở thành nguồn thu nhập lớn cho người chăn nuôi.
Mặc dù vậy, việc hạn chế trong liên kết sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, giá bán giảm, người chăn nuôi thua lỗ. Đây là vấn đề không mới tuy nhiên vẫn đang trong hướng tìm lời giải.
Phát biểu tìm hướng đi
Để giải “bài toán” này, TS. Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam cho rằng: “Trong chiến lược phát triển của chúng ta không nên tăng ồ ạt về sản lượng mà nên đi sâu vào chất lượng, giống như xu thế của thế giới là đầu tư vào nuôi gà tiêu chuẩn, gà chất lượng cao, gà có giá trị gia tăng cao thì khi đó mới đem lại lợi nhuận và giúp bà con tránh được câu chuyện được mùa mất giá như hiện nay”.
Song song với đó, nhiều chuyên gia cho rằng trong bối cảnh hiện nay, hướng đến mô hình liên kết chuỗi với doanh nghiệp là hướng đi tin cậy, là cách để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, “giải thoát” người chăn nuôi gia cầm khỏi tình trạng mất ăn, mất ngủ mỗi khi “rơi giá”. Đồng thời thoát khỏi nỗi lo cung cầu ngành chăn nuôi thiếu cân bằng với nhau.
Xem thêm:
Nguồn: Tapchigiacam.vn