Những Kinh Nghiệm Để Lựa Chọn Chim Trĩ Giống Tốt

Những Kinh Nghiệm Để Lựa Chọn Chim Trĩ Giống Tốt

Tuy có cùng họ, đặc điểm hình dáng tương tự công, các loại gà lôi, gà rừng. Nhưng chim trĩ được nhận xét là loài chim quý, có giá trị gấp nhiều lần. Cách đây vài năm, chim trĩ vẫn được xem là loài chim hoang dã cần được bảo vệ. Nhưng trong quá trình phát triển, người dân nhận ra tiềm năng nuôi sinh sản loài chim quý này. Chim trĩ được nuôi sinh sản tuy không còn được chất lượng tốt như chim trĩ sống hoang dã. Nhưng vẫn có giá trị vô cùng cao, thịt chim được mua với giá đắt và những cặp chim đẹp còn được đặt hàng tốt để làm cảnh. Là loài vật mới được nuôi lấy thịt và sinh sản, việc chọn lựa chim trĩ giống tốt cũng là một vấn đề khó khăn đối với bà con chưa có kinh nghiệm.

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những đặc điểm cần có của một giống chim trĩ tốt. Hộ chăn nuôi có thể dựa vào đây để tìm nguồn chim giống phù hợp đáp ứng nhu cầu chăn nuôi.

Phân biệt chim trĩ trống và chim trĩ mái

Ở cùng lứa tuổi chim trĩ trống thường có ngoại hình lớn hơn chim trĩ mái.

Chim trĩ trống hay mái?

Lúc còn nhỏ rất khó phân biệt chủ yếu dựa vào cảm quan nghề nghiệp. Kết hợp một số biểu hiện nhỏ về sự khác biệt trong tập tính sinh hoạt và ngoại hình chim.

Khác nhau về ngoại hình

Có thể phân biệt bằng mắt thường qua việc so sánh kích thước cơ thể, chiều cao chân, hoặc lỗ huyệt. Khi bước vào thời kỳ 2 – 3 tháng tuổi. Chim trống có biểu hiện chuyển dần màu lông từ lâu nhạt sang màu đỏ pha. Lúc này trọng lượng và chiều dài cơ thể lớn hơn chim mái rõ rệt.

Chim trĩ trống và mái có ngoại hình khác nhau

Trên cổ chim trống hình thành tuyến lông màu đồng phía dưới là màu xanh lá cây hoặc màu tím sáng. Kế tiếp xuất hiện 1 vòng lông cổ màu trắng (thường gọi là Trĩ Đỏ Khoang Cổ Trắng). Lông đuôi có màu đỏ và màu hạt dẻ pha trộn với các vệt đen hoặc trắng nhạt.Trên má hình thành hai mào đỏ và hai chỏm lông sừng màu xanh thẫm. Chim trống trưởng thành có thể nặng tới 1,5 – 2kg, lông đuôi có thể đạt 0,4 – 0,6m. Tùy theo chế độ chăm sóc và mật độ nuôi thả chim trĩ khác nhau ở từng vùng miền và hộ gia đình.

Chim mái có kích thước nhỏ hơn chim trống. Sau khi thay lông ở thời kỳ 3-5 tháng tuổi chim mái sẽ ổn định ở bộ lông màu tối có những đốm đen, pha lẫn màu hạt dẻ. Chim mái có đuôi ngắn hơn chim trống. Trọng lượng bình quân của một chim mái trưởng thành khoảng 0,7 – 1,3kg/con.

Về khả năng giao phối

Trong môi trường tự nhiên một chim trĩ đực thường quản lý và giao phối với rất nhiều chim mái. Với bản tính rất hăng về dục vọng. Một chim trĩ trống có thể đạp liên hồi nhiều chim trĩ mái trong một thời gian ngắn. Chúng tôi đã quan sát và ghi nhận lại có những thời điểm chỉ trong thời gian chưa đầy 5 phút. Một chim trĩ đực đã đạp liên hồi tới 4 lần/ 3 chim mái. Với tốc độ và sự uy hiếp rất mạnh đối phương nên việc nuôi ghép 1 trĩ đực và 1 chim mái để sinh sản là điều tối kỵ. Điều đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của chim mái.

Chim mái sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái hoảng loạn, bị dập trứng, hoặc lồi Zoong (tuột hậu môn) đôi khi có vấn đề về tâm  lý, sinh lý. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ chim mới sinh ra. Thậm chí làm cho chim mái bị dập trứng và chết. Tuy nhiên nuôi với tỷ lệ mái quá nhiều cũng không tốt cho chim trống và chất lượng phôi trứng.

Kinh nghiệm chọn chim trĩ giống

Chọn chim trống: có ngoại hình to, cao, đuôi dài, lông mượt, trường chim, dáng khỏe mạnh, lanh lợi. Nếu ở thời kỳ trưởng thành chim trống luôn trong tư thế nghiêng mình sung trận.
Chọn chim mái: bầu chim, nở hậu, không dị hình, dị tật. Nên mua chim ở những cơ sở gây nuôi uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm để lựa được những cá thể chim khỏe mạnh. Không bị đồng huyết, cũng như được tư vấn về kỹ thuật gây nuôi.

Trĩ là giống khó nuôi và chưa được nuôi tập trung số lượng lớn ở Việt Nam. Nhưng đây là một miếng mồi không lồ thu hút hộ chăn nuôi học tập tham gia. Chỉ cần nắm rõ các bước chọn giống và kĩ thuật nuôi thì sẽ mang lại lợi ích gấp nhiều lần so với trồng trọt nông sản.

Tham khảo:

Nguồn: traigiongthuha.com