Kỳ vọng ngành gia cầm sẽ phục hồi vào những ngày cuối năm 2020

Kỳ vọng ngành gia cầm sẽ phục hồi vào những ngày cuối năm 2020

Năm 2020 có quá nhiều thứ để nói về tình hình thế giới. Tuy nhiên mọi vấn đề đều bắt nguồn từ đại dịch COVID – 19. Nó đã lấy đi sinh mạng gần 2 triệu người trên toàn thế giới. Không chỉ vậy nó còn ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế.Trong đó ngành gia cầm cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Các trang trại nuôi gia cầm dường như cũng không còn hy vọng nhiều vào những ngày cuối năm này. Vì dịch bệnh vẫn chưa hết và tác động của nó thời gian qua quá lớn. Nhưng theo Rabobank, thì ngành sẽ có triển vọng phát triển hơn vào những tháng còn lại. Kỳ vọng ngành gia cầm sẽ phục hồi vào những ngày cuối năm 2020.

Nhiều quốc gia cũng đã có dấu hiệu phục hồi sau lần bùng phát đầu của đại dịch. Việc xuất nhập khẩu đã được nới lỏng hơn rất nhiều so với lúc tình trạng dịch căng thẳng. Đây là một lợi thế để ngành gia cầm tham gia lại vòng quay phát triển. Không chỉ kỳ vọng về sản lượng tăng mà còn có thể phục hồi được toàn ngành sau một đợt dài khó khăn trì trệ. Tuy nhiên những nước mà đại dịch vẫn được kiểm soát thì thời gian quay trở lại của ngành gia cầm vẫn là một dấu chấm hỏi. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thấy được sự phục hồi lạc quan của ngành gia cầm thế giới.

Sự phục hồi phức tạp

Mỗi quốc gia lại chịu tác động khác nhau từ đại dịch COVID-19. Mức độ cải thiện về cung, cầu của ngành hàng gia cầm diễn ra không đồng đều ở các thị trường. Thậm chí, một số thị trường có thể tụt hạng nếu những lệnh hạn chế mới để đối phó COVID-19 được thực thi. Ngoài ra, thế giới đang bước vào một đợt suy thoái – yếu tố chính ảnh hưởng tới nhiều thị trường gia cầm nói riêng trong các tháng tới. Rabobank dự báo, GDP toàn cầu sẽ giảm 3,9% vào năm nay.

Triển vọng của ngành gia cầm thế giới đang trở nên tích cực hơn
Triển vọng của ngành gia cầm thế giới đang trở nên tích cực hơn

Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ gia cầm tại nhiều thị trường vẫn có khả năng tiếp tục được cải thiện. Có thể do các kênh dịch vụ ẩm thực đang dần mở cửa trở lại. Và người tiêu dùng cũng được đi lại tự do hơn trước khi lệnh phong tỏa được nới lỏng. Điều này sẽ giúp kích cầu tiêu thụ các mặt hàng thịt ức gia cầm. Và giúp giá sản phẩm thịt gia cầm nói chung dần phục hồi từ mức thấp kỷ lục trước đây. Thịt sẫm màu như phần đùi gà vẫn đắt hàng trong những tháng tới. Bởi lí do thiếu nguồn cung tại một số thị trường.

Những biến động

Ban đầu, ngành gia cầm hưởng lợi khi giá tăng cao cùng với sự xuất hiện của COVID-19. Nguyên nhân do người tiêu dùng đổ xô tích trữ thực phẩm trước các đợt phong tỏa hoặc hạn chế đi lại. Tuy nhiên sự sụt giảm thảm hại ở hầu hết thị trường khi các giải pháp ngăn chặn được thực hiện ngay sau nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm tăng đột biến. Nhà hàng đóng cửa và sự hạn chế lên kênh bán lẻ là đòn giáng mạnh vào ngành gia cầm.

Kênh bán lẻ là đòn giáng mạnh vào ngành gia cầm
Kênh bán lẻ là đòn giáng mạnh vào ngành gia cầm

Trong khi nhiều quốc gia giàu có ở Âu Mỹ đã chạm tới đỉnh dịch COVID-19 thì hầu hết các thị trường mới nổi vẫn đang vật lộn chiến đấu với dịch bệnh. Những nước khác nhau có mức độ ảnh hưởng từ COVID-19 cũng khác nhau. Tại một số thị trường, kênh dịch vụ ẩm thực là phần quan trọng của chuỗi giá trị gia cầm. Nó chiếm tới 15 – 60% tổng sản lượng tiêu thụ gia cầm. Nhà hàng bị đóng cửa do đó đã ảnh hưởng nặng nề tới những thị trường gia cầm tại những quốc gia này. Tuy nhiên, tại một số thị trường mới nổi, thì gia cầm tươi là mặt hàng thống trị các kênh tiêu thụ, chiếm doanh số tới hơn 95%. Sự hạn chế tiếp cận kênh bán lẻ tại những thị trường này lại trở nên có hại hơn.

Tín hiệu lạc quan

Thương mại sẽ được bình thường hóa trong những tháng tới. Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm gia cầm xuất khẩu do thị trường khổng lồ này đang thiếu trầm trọng nguồn cung thịt sau khi Dịch tả heo châu Phi (ASF) bùng phát và quét sạch đàn heo nước này. Nhập khẩu thịt gia cầm của Trung Quốc ước tính tăng 98% chỉ trong hơn 4 tháng đầu năm nay, trong đó lượng hàng nhập khẩu từ Nga và Mỹ tăng mạnh nhất. Nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc đối với tất cả các loại thịt dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Thiếu hụt nguồn cung thịt không chỉ xảy ra tại Trung Quốc. Đến cuối năm nay, tình trạng này có khả năng xuất hiện tại nhiều thị trường khác. Đặc biệt là Trung Đông, châu Phi và châu Á. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ dần phục hồi đúng lúc nguồn cung khan hiếm.

Xem thêm:

Nguồn: Tapchigiacam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.