Học Tập Cách Chăn Nuôi Đà Điểu Châu Phi Thu Lợi Nhuận Cao

Học Tập Cách Chăn Nuôi Đà Điểu Châu Phi Thu Lợi Nhuận Cao

Như chúng ta đã biết thì đà điểu được xem là một loài chim thuộc hàng lớn nhất và chúng không biết bay. Trước đây loài này chủ yếu sống ở vùng hoang dã, được dân du mục chăn nuôi làm công cụ chuyên chở hàng hóa qua các vùng sa mạc. Vài năm trở lại đây, ở Việt Nam đã có những hộ chăn nuôi nhập đà điểu giống về nhằm mục đích nuôi lấy thịt và lông vũ. Thịt đà điểu có giá trị dinh dưỡng cao cùng hương vị khác biệt tươi ngon rất thu hút người tiêu dùng. Đặc biệt giống đà điểu châu Phi sau khi du nhập vào Việt Nam thì rất được ưa thích. Vừa dễ thích nghi với điều kiện sống ở vùng đất có khí hậu nóng ẩm, vừa đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Nhằm cung cấp thêm thông tin cho bà con chăn nuôi biết thêm về quy trình chăn nuôi giống đà điểu châu Phi này. Bài viết bên dưới sẽ tổng hợp những kiến thức chính xác nhất.

Nuôi dưỡng, chăm sóc và thức ăn cho đà điểu châu Phi

Mật độ chăn thả đà điểu mỗi con/25m2, chuồng phải cao ráo, nền lót cát, có lưới kẽm che chắn. Bên trong xây mái nhà lợp tôn để đà điểu nghỉ ngơi. Khi bắt thả, dùng tay đỡ ức và phần sau của đà điểu, tuyệt đối không được cầm chân.

Chuồng trại và thức ăn cho đà điểu châu Phi

Sau khi thả vô trại, cho con vật uống nước pha thuốc bổ ngày đầu tiên với hàm lượng 100ml Vitamin B12 trên 10 lít nước. Ngày thứ 2 liều lượng cũng như trên, nhưng tăng thêm 50% nước. Như vậy cho uống 5 ngày liền, sau đó vẫn tiếp tục cho uống nước lắng trong thường xuyên hằng ngày. Sau 6 giờ cho vào chuồng mới cho ăn. Thức ăn là cám cho gà ăn và rau ngâm nước muối (từ 20–30 phút) rửa sạch, thái nhỏ. Tỉ lệ cho ăn tháng đầu là cám với rau 1:1.

Tháng thứ 2, cũng cho ăn cám như tháng đầu, nhưng rau tăng số lượng lên gấp đôi. Tháng thứ 3 trở đi, 10% cám, 80% rau, và 10% thóc ngâm ủ 3 ngày cho nảy mầm. Cứ 3 ngày cho ăn thêm một lần bột sò hay bột xương (loại bột tinh) trộn với thức ăn, liều lượng 10g – 20g.

Phòng và tiêm ngừa bệnh định kì

Trong 2 tháng đầu, cho uống thuốc kháng sinh Amcoli Fort phòng bệnh thường xuyên. Cứ 10 ngày 1 lần cho uống thêm thuốc Vitalyte pha trong nước giúp cải thiện sức đề kháng cho đà điểu.

Cần quan sát và phòng ngừa bệnh định kỳ

Khi thấy đà điểu bị ghèn rỉ mắt hoặc phòng ngừa dùng thuốc nhỏ mắt của người sử dụng. Khi mắt bị viêm nhiễm kết mạc dùng thuốc thú y đặc trị.

Vệ sinh khử trùng chuồng trại

Xịt thuốc định kỳ khử trùng cứ 15 ngày 1 lần. Quét dọn phân trong chuồng cho sạch sẽ. Tuyệt đối không nên để vật cứng, sắc nhọn và các thứ khác sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho đà điểu. Cách ly vật nuôi gia cầm khác không cho đến gần chuồng đà điểu. Vì chất thải của chúng sẽ gây ô nhiễm cho chuồng trại.

Một ví dụ điển hình về hộ chăn nuôi đà điểu châu Phi thành công ở Bến Tre. Qua 2 năm, trại đà điểu 10 con của chị Hồ Thị Thạnh không gặp phải khó khăn quá lớn, vẫn phát triển tốt. Đà điểu xuất chuồng đạt trọng lượng khoảng 100 kg/con. Số đà điểu mái bắt đầu cho trứng và mỗi quả trứng đạt trọng lượng 1,3 kg. Lứa đầu chị chưa cho ấp vì sợ đà điểu trống làm vỡ trứng. Chờ lứa sau đà điểu trống phối giống thuần thục rồi mới cho tiến hành ấp nở.

Vệ sinh chuồng trại thoáng đãng và sạch sẽ

Ở Thành phố HCM hiện nay đã có nhiều công ty thu mua thịt đà điểu thương phẩm. Trừ tiền con giống và thức ăn, chị Thạnh còn lời khoảng 5-6 triệu đồng/ con. Như vậy, có khả năng nghề nuôi đà điểu sẽ mở ra một hướng phát triển chăn nuôi mới.

Tương lai cho ngành chăn nuôi

Bằng sự cần cù và sáng tạo trong lao động và sản xuất, các hộ chăn nuôi không ngừng học hỏi kỹ thuật chăn nuôi nhiều loài mới. Vừa đáp ứng được cho nhu cầu thị trường, vừa gia tăng thu nhập cho gia đình. Trong khi những loài gia cầm khác thì được nuôi với số lượng lớn nên cạnh tranh khá cao.

Tham khảo:

Nguồn: traigiongthuha.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.