Ngành gia cầm phải đối mặt với thách thức và cơ hội trong tương lai
Nhắc tới lịch sử ngành gia cầm, người ta sẽ nghĩ ngay tới sự thay đổi ngoạn mục qua nhiều thập kỷ. Ngành phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội mới. Từ khi các phương thức sản xuất còn thô sơ và lạc hậu. Bắt buộc ngành phải thay đổi, có những bước chuyển mình. Có như vậy mới bắt kịp với sự phát triển của thế giới. Chúng ta thấy ngành đã thay đổi từ phương thức nuôi gia cầm. Tiếp đến là các loại giống, từ đó thay đổi mức sản lượng và chất lượng. Và ngành gia cầm phải đối mặt với thách thức và cơ hội trong tương lai tới.
Những thách thức mà ngành phải đối mặt là rất nhiều. Nhưng đã thay đổi thì phải chấp nhận thách thức. Các trang trại phải trải qua sự thay đổi về nguồn nhân lực, đất đai, khí hậu. Và đặc biệt là những dịch bệnh mới khiến cho gia cầm chết hàng loạt. Gây ra tổn thất nặng nề về kinh tế, thậm chí khiến nhiều trang trại phải đóng cửa. Bài viết dưới đây phân tích những cơ hội đồng thời là thử thách mà các hộ chăn nuôi đối mặt trong thời gian tới.
Nhu cầu gia tăng
Dự báo đến năm 2030, tiêu thụ thịt gia cầm ở các nước đang phát triển sẽ tăng ở mức 3,4%/năm. Trong khi thịt bò và trứng tăng tương ứng là 2,2% và 2,1%. Trên phạm vi toàn thế giới, mức tiêu thụ gia cầm được dự đoán sẽ tăng bình quân 2,5%/năm đến năm 2030, với các loại thịt khác tăng ở mức 1,7%. Nhu cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm thịt và trứng gia cầm ở các nước đang phát triển. Nó đã góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa các hệ thống sản xuất chăn nuôi nói chung. Trong đó chăn nuôi gia cầm là ngành mà mức độ công nghiệp hóa phổ biến nhất và sản xuất quy mô lớn hiện được mở rộng ở nhiều nước đang phát triển.
Tăng nguy cơ dịch bệnh
Các bệnh mới nổi xuyên biên giới là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và ngành gia cầm thế giới trong thập kỷ tới. Khi dịch bệnh bùng phát, cần những nỗ lực phối hợp mang tính toàn cầu. Bao gồm các chương trình tiêu hủy quy mô lớn, giám sát, tiêm phòng. Và sau đó là kiểm soát sự vận chuyển động vật. Sự bùng phát dịch cúm gia cầm (HPAI) gây bệnh cao vào năm 2003 – 2004 tại Thái Lan đã làm mất khoảng 30 triệu con gia cầm. Tương tự khoảng 43 triệu con gia cầm đã bị tiêu hủy ở Việt Nam vào cùng thời gian và 16 triệu con ở Indonesia. Nó tương đương với 17% và 6% dân tổng đàn gia cầm của các quốc gia này.
Các bệnh thường xuyên xảy ra cũng ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế của ngành chăn nuôi gia cầm. Bệnh Marek, bệnh Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm và bệnh cầu trùng là một trong những bệnh chính thường mắc ở gia cầm. Mặc dù các bệnh này ít nhiều được khống chế trong lĩnh vực chăn nuôi thương mại quy mô lớn thông qua chiến lược kiểm soát bệnh bao gồm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng và phương pháp quản lý phù hợp. Tuy nhiên, có những hạn chế đối với tính bền vững của các chiến lược như vậy.
Biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường
Biến đổi khí hậu là một vấn đề nóng hổi được quan tâm. Vì nó gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ các mặt của đời sống con người. Và trong đó có chăn nuôi. Biến đổi khí hậu là sự mất cân bằng lâu dài của các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, gió, mưa của một vùng trên hành tinh. Khí hậu trái đất đã nóng lên bình quân 10C/năm trong 100 năm qua. Thập kỷ 1990 – 2000 là thời kỳ nóng nhất. Dẫn đến mưa đã thay đổi theo cả không gian và thời gian. Băng vùng cực đang tan, mực nước biển dâng cao 25 cm (Watson, 2008).
Có một thách thức kép, thứ nhất là ảnh hưởng của ngành chăn nuôi gia cầm đến môi trường. Và thứ hai là tác động của chính sự biến đổi khí hậu đối với ngành kinh tế này. Mặt tiêu cực, mà ngành sản xuất gia cầm gây ra là chất thải chăn nuôi từ các hoạt động chăn nuôi, giết mổ nếu không xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như gây mùi hôi thối, gia tăng số lượng ruồi, muỗi,…
Mặt khác, biến đổi khí hậu lại ảnh hưởng tiêu cực tới ngành sản xuất gia cầm: Mùa đông rét đậm, rét hại không những phát sinh chi phí sưởi ấm cho vật nuôi mà còn gây chết hàng loạt gia cầm, nhất là đối với gà nuôi thả vườn. Mùa hè nắng nóng kéo dài, thiếu nước làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, phát sinh chi phí làm mát.
Xem thêm:
Nguồn: Tapchigiacam.vn