Kỹ Thuật Nuôi Ngỗng Thả Đồng Năng Suất Cao Hơn

Kỹ Thuật Nuôi Ngỗng Thả Đồng Năng Suất Cao Hơn

Để thu được lợi nhuận cao từ bất cứ vật nuôi nào thì bắt buộc phải có quy trình kỹ thuật. Ngỗng cũng giống như vịt, có thể nuôi theo dạng chăn thả. Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên để tiết kiệm chi phí và thời gian của người chăn nuôi. Để không bị thất thoát ngỗng thả đồng, bị mắc các bệnh do lây lan như dịch cúm gia cầm thì cần có quy trình quản lý ngỗng. Nhưng tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng của ngỗng mà có những phương pháp chăm sóc và chăn thả khác nhau. Nếu lúc ngỗng còn chưa có sức đề kháng tốt và khả năng tự kiếm ăn mà cho ngỗng chạy đồng thì khả năng ngỗng con chết sẽ rất cao. Bài viết dưới đây tổng hợp kỹ thuật nuôi ngỗng thả đồng theo từng giai đoạn.

Nuôi ngỗng với mục đích sinh sản

Ngỗng sinh sản có thể chăn đàn từ 50 – 300 con.

Buổi sáng khi thả ngỗng ra khỏi chuồng nên lùa xuống ao sạch để chúng giao phối và tắm. Sau đó đưa ngỗng ra đồng chăn. Ngỗng thường nhớ đường đi về, chỉ cần tập vài lần là quen. Chúng có thể đi ăn rất xa rồi tự tìm đường về chuồng được. Nhưng không nên cho ngỗng đi ăn quá xa sẽ bị mệt. Đặc biệt là vào mùa đẻ trứng.

Ngỗng có thể chăn thả ở những cánh đồng đã gặt, bãi cỏ ven đê, bờ cỏ ven mương nước. Nơi đó là những bãi chăn quanh năm của ngỗng. Ngỗng thích vặt cỏ non, cỏ già hay quá cao chúng chỉ ăn khi cần. Có thể lùa ngỗng đi chăn theo các mương máng thường có nhiều cỏ non và hạt cỏ.

Chăn thả ven sông, mương để ngỗng ăn cỏ và bơi lội

Ngỗng ít mò kiếm mồi như vịt nên ao hồ chỉ là nơi phối giống, bơi lội là chủ yếu. Người ta không thả ngỗng ra ven biển vì chúng không thích ăn những loại thức ăn giống vịt.

Ngỗng ở nước ta chịu khó kiếm ăn, nói chung trong toàn bộ thời gian chăn thả, chúng chỉ nghỉ lúc đã ăn no, khi trời quá nóng hoặc khi bị bùn bẩn phải xuống ao hồ tắm.

Nuôi ngỗng con cho việc nhân giống

Ngỗng con ở vào từ lứa tuổi sơ sinh đến 4 tháng tuổi khác với ngỗng bố mẹ. Ngỗng con rất sợ lạnh vì khả năng điều tiết thân nhiệt kém. Ngỗng con được ăn no đủ sẽ lớn rất nhanh, thể trọng có thể gấp 15 – 20 lần lúc mới nở.

Ngỗng con cần liều lượng thức ăn thích hợp

Ngỗng con ăn rất khỏe và ăn luôn miệng. Buổi tối nên có đèn đủ sáng và đủ  ấm thì ngỗng con có thể vẫn ăn uống. Sau 3 ngày tuổi phải tiếp tục cho ngỗng ăn vì chưa đưa chúng đi chăn thả được. Lúc này thức ăn phải có đủ thành phần và được gọi là thức ăn khởi điểm. Đây là một thứ thức ăn hỗn hợp gồm các thứ hạt nghiền (gạo, bắp nghiền, đậu mảnh).

Hỗn hợp thức ăn hạt70%
Thức ăn đạm nguồn gốc động vật5%
 Thức ăn đạm nguồn gốc thực vật8%
Cám15%
Các loại thức ăn bổ sung khác2%

Vỗ béo ngỗng thả đồng và nhồi trước khi xuất chuồng

Nuôi vỗ béo ngỗng là phương pháp cho ngỗng ăn các loại thức ăn giàu chất bột đường để chúng tích lũy mỡ và thịt nhanh chóng

Nhồi béo là phương pháp vỗ béo tích cực nhất bằng cách ép chúng ăn thật nhiều loại thức ăn trên để tăng mỡ thịt hoặc để lấy gan béo.

Ngỗng thịt nuôi theo lối chăn thả có thể dùng để vỗ hay nhồi béo rất thích hợp.

Quá trình vỗ béo  hay ngỗng lấy mỡ, thịt hay nhồi béo lấy gan đều phải tuân theo các điều quy định chính sau đây:

  • Giống để vỗ và nhồi béo: cần phải chọn lọc cẩn thận thì mới đạt hiệu quả cao, không dùng dùng ngỗng cỏ và ngỗng Sư tử để nhồi béo lấy gan và mỡ vì khả năng tích lũy mỡ của các giống này kém. Ngỗng để nhồi tốt nhất là ngỗng Lăng, hoặc con lai của ngỗng Lăng x Rênan.
  • Tuổi vỗ và nhồi béo thích hợp: ngỗng vỗ béo là 56 ngày và nhồi sau 10 tuần tuổi. Nhưng độ tuổi nếu quá muộn thường chỉ đạt hiệu quả kinh tế thấp. Còn quá sớm thì gây chết nhiều đồng thời khả năng tăng trọng cũng không cao (do chúng  chưa phát triển bộ khung đầy đủ và khả năng hấp thụ cũng kém).

Nuôi ngỗng thả đồng sẽ mang lại lợi nhuận cao gấp nhiều lần nếu được áp dụng đầy đủ các quy trình kỹ thuật. Thay vì nuôi với số lượng ít nhưng vẫn phải tốn kém chi phí ban đầu nhiều. Người nuôi ngỗng có thể mở rộng mô hình, thêm mục đích khác vào việc nuôi ngỗng như lấy trứng, gan để thu lợi nhuận cao hơn.

Tham khảo:

Nguồn: traigiongthuha.com