Chăn nuôi trong 10 năm có nhiều đột phá nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng
Chăn nuôi trong 10 năm, giai đoạn 2009 – 2019 đã gặt hái được nhiều thành tích tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu không đáp ứng được chiến lược mà Chính phủ đã đề ra. Vậy những thành tích đạt được và những chỉ tiêu chưa đạt được cụ thể là như thế nào? Hãy tham khảo những nội dung ngay trong bài viết bên dưới đây nhé!
Chăn nuôi trong 10 năm không đạt nhiều chỉ tiêu theo chiến lược 2008 – 2019
Ngày 25/12 vừa qua, Hội nghị toàn quốc được Bộ NN – PTNT tổ chức đã đánh giá kết quả thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi. Đây là kết quả trong vòng 10 năm (từ 2008 – 2019). Ngoài ra, còn đề xuất những định hướng phát triển trong giai đoạn 2020 – 2030. Đặt ra tầm nhìn xa hơn trong năm 2050.
Theo thống kê của Bộ NN – PTNT, trong giai đoạn 10 năm vừa qua. Ngành chăn nuôi nước ta đạt được sự tăng trưởng cao với tốc độ tăng trưởng trung bình. Với tỉ lệ là 5 -6%/ năm. Trong khi đó, giai đoạn 2011 – 2015 đã đạt được 1,5 -5%. Giai đoạn 2016 – 2018 cao hơn là 6% mỗi năm.
Đặc biệt giai đoạn 10 năm 2008-2019, ngành chăn nuôi đã đạt được những thành quả nhảy vọt về quy mô, tổng sản lượng,. Nhất là về chế biến thức ăn chăn nuôi (TĂCN), KH-CN. Sự bứt phá mạnh mẽ của một số sản phẩm như sữa, trứng…
Cụ thể giai đoạn 2008 – 2018, tổng sản lượng thức ăn công nghiệp tăng gần 2,4 lần. Với sản lượng trứng 13,8 tỷ quả và sản lượng sữa tươi 1,0 triệu tấn, đến năm 2020 về cơ bản có thể sẽ đạt được so với kế hoạch.
Dự báo trong năm 2020
Dự báo năm 2020, sản lượng sữa bình quân/người có thể đạt cao hơn mục tiêu đề ra trong chiến lược (10,0 kg/người). Sản lượng trứng bình quân dự kiến có thể đạt 144 quả/người vào năm 2020. Sát với mục tiêu 146 quả/người trong chiến lược đề ra…
Mặc dù nhiều chỉ tiêu tăng trưởng của ngành Chăn nuôi giai đoạn 2008-2019 tăng cao, tuy nhiên nhiều chỉ tiêu, tốc độ tăng trưởng của ngành Chăn nuôi vẫn không đạt được theo mục tiêu đề ra theo định hướng phát triển ngành Chăn nuôi (theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ).
Cụ thể, mặc dù sản lượng thịt các loại tăng trên 1,5 lần (năm 2018 đạt trên 5,4 triệu tấn), tuy nhiên so với mục tiêu đề ra đến năm 2020, sản lượng thịt hơi các loại khoảng 7,8 triệu tấn (5,5 triệu tấn thịt xẻ) thì khó đạt được.
Tốc độ chăn nuôi trong 10 năm
Tốc độ tăng trưởng của ngành Chăn nuôi trong giai đoạn 2011-2015. Vẫn thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu đề ra là 6-7% (giai đoạn 2016-2018 cơ bản đạt so với mục tiêu 5-6%). Tỷ trọng trung bình ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 30,5%. Năm 2018 đạt 32%, thấp hơn so với mục tiêu của đặt ra (38% vào năm 2015).
Như vậy, chỉ tiêu này sẽ không đạt được như mục tiêu định hướng của chiến lược lên 42% vào năm 2020.
Giai đoạn 2008-2019, mặc dù chăn nuôi đại gia súc. Nhất là bò thịt có tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên so với mục tiêu vẫn chưa đạt được yêu cầu về việc gia tăng cơ cấu trong tổng sản phẩm thịt cả nước.
Cụ thể trong giai đoạn 2008-2018. Đàn bò có xu hướng giảm với tốc độ bình quân là 0,9%/năm. So với mục tiêu của chiến lược đề ra (xấp xỉ 12 triệu con vào năm 2018). Tổng đàn bò hiện nay mới chỉ đạt khoảng 50% so với mục tiêu.
Chăn nuôi trong 10 năm – mục tiêu cần đạt được
Nhận định về tình hình KT-XH giai đoạn 2020-2030. Đặc biệt là Việt Nam cũng đã ký kết, gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây là cơ hội để có thể XK sản phẩm chăn nuôi tới thị trường khu vực và thế giới. Nhưng cũng là thách thức đối với ngành Chăn nuôi Việt Nam.
Trên cơ sở đó, dự thảo chiến lược ngành Chăn nuôi giai đoạn 2020-3030. Tầm nhìn 2040 của Bộ NN-PTNT đặt quan điểm phát triển ngành Chăn nuôi theo hướng phát huy tiềm năng. Lợi thế của các vùng sinh thái để phát triển chăn nuôi toàn diện, bền vững theo chuỗi giá trị, chăn nuôi an toàn sinh học, ATTP, thân thiện với môi trường. Thích ứng với biến đổi khí hậu và đối xử nhân đạo với vật nuôi đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước. Đẩy mạnh XK, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Đồng thời, phát triển ngành Chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ gắn với chăn nuôi truyền thống. Nâng cao sức cạnh tranh của ngành Chăn nuôi trên cơ sở ứng dụng nhanh khoa học và chuyển giao công nghệ. Trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ 4.0…
Xem thêm: Tin nông nghiệp
Nguồn: nongnghiep.vn