Kỹ thuật làm chuồng nuôi gà thịt theo mô hình chăn thả

Kỹ thuật làm chuồng nuôi gà thịt theo mô hình chăn thả

Để đáp ứng được lượng tiêu thụ gia cầm hiện nay, ngành chăn nuôi càng phải được mở rộng. Một trong những vấn đề khi mở rộng việc chăn nuôi chính là chuồng trại.

Trên thực tế, hầu hết các hộ gia đình ở nông thôn nước ta đều có chăn nuôi gà. Tuy nhiên, họ chăn nuôi với số lượng không nhiều. Với số lượng đó, rất khó để có thể cung cấp đủ thịt gà ra thị trường. Chính vì vậy, nhiều hộ có điều kiện hơn về diện tích đất đai,.. đã tiến hành mô hình nuôi gà thịt theo phương thức thả vườn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến mọi người những bí quyết để thiết kế một chuồng nuôi gà thịt thả vườn chuẩn.

Làm chuồng gà chăn thả
Làm chuồng gà chăn thả

Một số chuyên gia kỹ thuật thiết kế chuồng trại đã đánh giá chuồng trại là rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng của gà sau này. Vì vậy, khi thiết kế chuồng, cần chú ý một vài điểm sau:

1.Nền đất xây dựng chuồng.

Theo như các chuyên gia đã nhấn mạnh, họ cho rằng nền làm móng là bước quan trọng đầu tiên. Ở các vùng trũng, đất mềm, thường hay bị lún. Nếu chăn nuôi gà ở đây, cần có các biện pháp nâng cao, gia cố để đảm bảo sự kiên cố.Nền cao sẽ giúp điều kiện chăn nuôi được thuận lợi , khô ráo, thoáng gió, hạn chế những ảnh hưởng xấu về mùa mưa như ngập úng, kém thoát nước…

2.Nền chuồng.

Chuồng nên thiết kế rộng rãi, phù hợp với mật độ nuôi dự kiến. Nền chuồng phải được láng một lớp xi-măng dày, sạch sẽ, chắc chắn, chất lượng tốt để có thể sử dụng lâu dài cho nhiều lứa nuôi. Ngoài ra, nền chuồng phải có độ dốc nhất định về hướng Tây sao cho có khả năng thoát nước nhanh khi bà con xịt rửa trong quá trình chăn nuôi.Khi chăn thả gà, cần bổ sung chất độn chuồng như trấu, rơm rạ, phoi bào để nền chuồng luôn sạch sẽ, khô ráo.

3.Hàng rào bảo vệ và bạt che phủ.

Xung quanh chuồng nuôi cần có hàng rào che chắn bằng lưới thép B40. Như vậy, vừa thông thoáng nhưng lại có tác dụng cách li đàn gà khi cần thiết. Ngoài lớp lưới này, bà con cũng lưu ý phải có thêm bạt căng để chắn gió, mưa hoặc nắng cho đàn gà. khi thời tiết bất lợi thì căng bạt còn lúc sáng sớm có nắng nên mở bạt thông thoáng để đón nắng, giúp tiêu diệt vi khuẩn.

4.Máng ăn, máng uống và hệ thống điện chiếu sáng.

Chuyên gia tư vấn nên xây máng uống cho gà bằng gạch bê tông sát hai bên chuồng. Kích thước chiều rộng lòng máng 25cm, chiều dài khoảng 1m. Tiến hành lắp hệ thống ống nước song song phía trong lòng máng để cung cấp nước sạch thường xuyên, liên tục cho đàn gà.Chuồng gà phải luôn có hệ thống bóng điện chiếu sáng cũng như bóng sưởi để giữ ấm cho gà, nhất là giai đoạn úm.

5.Sân chơi cho gà.

Cũng có yêu cầu như nền xây chuồng, sân chơi cho gà phải đảm bảo cao ráo, sạch sẽ. Điều kiện này dễ được đáp ứng ở khu vực địa hình núi đồi nhưng lại khá khó khăn ở các miền trũng thấp. Tùy trường hợp mà bà con có thể bổ sung thêm cát, sỏi để sân chơi được cao ráo hơn. Nếu sân chơi thấp ,ẩm thì gà dễ mắc các bệnh kí sinh trùng đường máu. Do vi khuẩn sinh sôi và phát triển tốt trong điều kiện ẩm ướt. Bên cạnh đó cũng lưu ý thêm là, bà con chỉ nên chăn thả gà khi điều kiện thời tiết nắng ráo, nền đất khô.

6. Dụng cụ úm gà.

Cần chuẩn bị đầy đủ máng ăn máng uống, trấu độn, đèn sưởi, cót làm quây úm, vitamin và chất điện giải.

Xem thêm nhiều bài viết tại đây

Nguồn: gathavuon.net