Hướng phát triển bền vững mới: Nuôi gia cầm theo chuỗi liên kết với nhau

Hướng phát triển bền vững mới: Nuôi gia cầm theo chuỗi liên kết với nhau

Nuôi gia cầm theo chuỗi liên kết đã được những nước tiên tiến áp dụng và đưa vào sản xuất từ rất lâu. Trong thời gian gần đây, Việt Nam cũng đi theo hướng này. Kết quả cho thấy khá khả quan, giúp người dân phát triển một cách bền vững. Vậy đây là hình thức chăn nuôi như thế nào? Có gì mới mẻ và đặc biệt. Xem ngay bài viết dưới đây để có được lời giải đáp chính xác nhất!

Thành quả tích cực trong chăn nuôi gia cầm

Vào ngày 25/11, diễn đàn Khuyến nông – Nông nghiệp đã diễn ra tại Bình Phước. Tại đây, Cục Chăn nuôi đã đưa ra báo cáo, rằng chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam nói chung. Phía Nam nói riêng đã có những chuyển biến rất tích cực và mạnh mẽ.

Những thành quả tích cực của chăn nuôi gia cầm

Trong những năm gần đây, số lượng gia cầm bình quân đã tăng trên 10% mỗi năm. 1,3 triệu tấn là con số nổi bật cho sản lượng thịt hơi gia cầm. Theo đó, số trứng lại đạt trên 13 tỷ quả. Với những thành quả tích cực như thế này. Chứng tỏ Việt Nam đã sở hữu một bộ giống gia cầm đa dạng. Khả năng nuôi trồng và sản xuất cũng đạt chất lượng cao, hiệu quả,…

Nuôi gia cầm theo chuỗi liên kết

Nuôi gia cầm theo chuỗi liên kết ngang

Theo TS Nguyễn Văn Bắc, Phó trưởng Văn phòng thường trực khu vực Nam bộ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, chăn nuôi gia cầm cần phải có định hướng và các giải pháp để phát triển bền vững.

Một trong những giải pháp căn cơ là sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết. Cụ thể là liên kết các đối tượng cùng tham gia trong quá trình sản xuất, kinh doanh (liên kết ngang) và liên kết theo đường đi của sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng (liên kết dọc).

Chuỗi liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong một công đoạn của chuỗi giá trị. Đây là hình thức liên kết ở cấp độ thấp, quy mô sản xuất nhỏ, mô hình liên kết này thường là liên kết của các hộ chăn nuôi, giết mổ trong các hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ…

Chăn nuối gia cầm theo kiểu liên kết

Nuôi gia cầm theo chuỗi liên kết dọc

Trong khi đó, chuỗi liên kết dọc ở cấp độ cao hơn. Là sự liên kết của các tác nhân tham gia vào các khâu của chuỗi giá trị sản phẩm. Bao gồm từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đây là chuỗi liên kết phổ biến và rất hiệu quả hiện nay. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, quyết định sự thành công của chuỗi liên kết. Liên kết dọc do nhiều chủ thể (doanh nghiệp, HTX, hộ…) là phổ biến nhất hiện nay trong chăn nuôi, vừa đáp ứng được mục đích kinh tế vừa đạt mục tiêu xã hội, nhất là sinh kế của người chăn nuôi nông hộ, vốn là đặc trưng của chăn nuôi Việt Nam.

Sự phát triển của chuỗi liên kết doanh nghiệp và nông dân

Những năm qua, nhiều chuỗi liên kết doanh nghiệp với nông dân đã phát huy hiệu quả cao, như chuỗi liên kết sản xuất thực phẩm an toàn của Công ty CP Việt Nam với nông dân.

Theo đó, CP Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật của hộ gia công. Thu hồi sản phẩm và thanh toán tiền nuôi gia công theo kết quả chăn nuôi của hộ gia công. Người nông dân được cấp vốn đầu tư chuồng trại, được cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Đặc biệt là người nuôi không phải chịu rủi ro về giá cả, nhờ đó duy trì được tổng đàn trong những bối cảnh thị trường bất lợi.

Người nông dân tham gia chuỗi, ngoài việc nhận được kỹ thuật chăn nuôi. Còn tiếp thu được kinh nghiệm và kỹ thuật. Có thể tự sản xuất độc lập sau khi hết hạn hợp đồng chăn nuôi gia công. Nắm được kỹ thuật xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm đến người tiêu dùng bằng nhiều hình thức như chuỗi cửa hàng “CP-Shop, Năm Sao”. Điển hình là trang trại của ông Đoàn Văn Viên ở thôn Bình Minh, xã Ea Pô huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông. Với quy mô 40 nghìn con, lãi ròng 200 triệu/lứa (4 lứa/năm).

Xem thêm: Tin nông nghiệp

Nguồn: nongnghiep.vn

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.