Tối ưu hóa những nguồn lực giúp chăn nuôi gia cầm phát triển

Tối ưu hóa những nguồn lực giúp chăn nuôi gia cầm phát triển

Ngành chăn nuôi của nước ta đang rất có tiềm năng. Tuy nhiên, để ngành chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh thì cần có khung chính sách, kế hoạch tổng thể. Từ đó mới có thể tối ưu hóa những nguồn lực một cách tốt nhất. Trong đó là những nguồn lực cụ thể như thế nào? Hãy xem ngay bài viết dưới đây nếu bạn muốn có được những thông tin hữu ích liên quan nhé!

Vốn đầu tư – nguồn lực giúp chăn nuôi gia cầm phát triển

Trong lĩnh vực sản xuất, vốn là một trong những yếu tố then chốt giúp việc kinh doanh tiến hành thuận lợi. Xét theo nghĩa hẹp, vốn có thể được xem là một lượng tiền mặt. Đây có thể biến thành nguồn lực rất quan trọng trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, có thể nói rằng, vốn và cách sử dụng vốn hiệu quả có ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển chăn nuôi của các hộ gia đình.

Với những hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu nâng cao trình độ sản xuất. Thì vốn không cần phải quá mạnh, mà nên chú trọng vào cách sử dụng vốn sao cho hiệu quả. Trên thực tế, hai vấn đề này đối với chủ chăn nuôi và cơ sở sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn.

Chăn nuôi gia cầm cần nguồn lực phát triển

Ở nước ta các hộ nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những chủ thể có ít vốn đầu tư. Trình độ sản xuất kinh doanh, quản lý thấp. Do vậy, muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi hàng hóa đòi hỏi phải có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước. Thông qua hệ thống tài chính, tín dụng và các hình thức huy động vốn khác cho các chủ thể này.

Thể chế và chính sách – nguồn lực giúp chăn nuôi gia cầm phát triển

Trong 10 năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhiều thể chế, chính sách đã được ban hành và hoàn thiện. Trong đó có các chính sách về thuế, tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, khoa học công nghệ…

Các chính sách này đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung. Và chăn nuôi nói riêng.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2000-2019. Hệ thống chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi được ban hành . Chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của ngành chăn nuôi trong việc chuyển đổi cơ cấu. Tăng sức cạnh tranh, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Khuyến kích doanh nghiệp ngoài nhà nước đầu tư vào chăn nuôi là hướng đi đúng. Tạo nên sự bền vững, hiệu quả và có tính tác động to lớn trong chuyển đổi cơ cấu của ngành. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần có chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn hơn. Và trọng tâm hơn đối với doanh nghiệp đầu từ vào ngành NN-PTNT nói chung. Và ngành chăn nuôi nói riêng.

Hạn chế trong cách chính sách

Việc khái toán đầu tư và đánh giá tác động của chính sách chưa khoa học. Còn cảm tính, chủ quan và chưa tương ứng với điều kiện kinh tế cụ thể của TW và địa phương. Quy trình và thủ tục thực thi chính sách còn phức tạp, thiếu minh bạch. Nên cá nhân hoặc tổ chức hưởng lợi từ chính sách gặp khó khăn. Và chậm tiếp cận được sự hỗ trợ.

Hạn chế trong các chính sách

Việc bố trí ngân sách TW và địa phương để đầu tư cho cùng một chính sách chưa cụ thể. Và có tính hiệu lực cao; chưa có sự khác biệt giữa tính độc lập về ngân sách với các tỉnh còn do TW điều tiết ngân sách.

Việc tổ chức thực hiện chính sách còn thiếu đồng bộ, chồng chéo giữa các Bộ, ngành. Thiếu cơ chế giám sát hiệu quả; cơ chế xin cho còn phổ biến. Dẫn đến trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức. Cá nhân liên quan đến chính sách không rõ ràng. Đây được đánh giá là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tính hiệu lực, hiệu quả. Và tác động của chính sách chưa đạt so với mục tiêu đề ra.

Các chính sách kinh tế vĩ mô ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của chăn nuôi gia cầm

– Chính sách đất đai, chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách khoa học- công nghệ, chính sách tiêu thụ nông sản… Các chính sách này vừa tạo điều kiện phát triển sản xuất. Vừa tạo điều kiện thu hút, đầu tư để thúc đẩy sự hình thành và phát triển chăn nuôi hiện đại.

– Chính sách phát triển KH- CN, cung cấp dịch vụ thông tin. Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng (hệ thống đường giao thông, điện, thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc…). Cung cấp vốn, tín dụng… là nhân tố không thể thiếu được để ngành chăn nuôi hàng hóa phát triển bền vững.

Xem thêm: Tin nông nghiệp

Nguồn: nongnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.