Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đang phát triển theo hướng bền vững

Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đang phát triển theo hướng bền vững

Theo số liệu của các năm vừa qua, chăn nuôi gia cầm Việt Nam không chỉ gia tăng về số lượng. Mà phương thức nuôi cũng đạt được nhiều phương thức, thành tựu mới mẻ. Đặc biệt là việc ứng dụng khoa học vào công nghệ chăn nuôi. Vậy cụ thể là như thế nào? Ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta đang phát triển ra sao. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đang tăng tốc

Trong thời gian vừa qua, những dịch bệnh lớn không xảy ra ở Việt Nam. Do đó, đàn gia cầm trong nước phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê của cục chăn nuôi, đến cuối năm 2019, gia cầm đạt số lượng là 481 triệu con. Trong đó, gà chiếm đến 383 triệu con. Tỷ lệ là 79,5%. Còn lại, đàn thủy cầm có số lượng gần 99 triệu cao, chiếm 20,5%.

Trong đàn chia thành 2 loại là gà thịt và gà đẻ. Gà thịt chiếm 79,9%. Trong khi đó, gà đẻ là 20,1%. Trong gà thịt thì có gà công nghiệp trắng chiếm 23,4%. Bên cạnh đó, gà lông màu chiếm tỷ lệ là 76,6%.

Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, bình quân mỗi năm số lượng gia cầm trên cả nước tăng trên 10%, trong đó đàn gà tăng trưởng trên 11,5%, sản lượng thịt gia cầm tăng bình quân gần 11%/năm.

Năm 2019 sản lượng thịt hơi của gia cầm đạt trên 1,3 triệu tấn, trong đó thịt gà chiếm 76%; trứng đạt trên 13,28 tỷ quả. Trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng đàn gia cầm trên cả nước đạt khoảng 510 triệu con, trong đó đàn gà khoảng 410 triệu con, chiếm 80% và 100 triệu con thủy cầm, chiếm 20%”.

Chăn nuôi gia cầm Việt Nam có bước phát triển nhảy vọt

“Chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt. Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát chuyển sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn. Năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, cho lợi nhuận ngày càng nhiều.

Chăn nuôi gia cầm tại nhiều địa phương đã trở thành một trong những nghề sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp, góp phần làm thay đổi cơ cấu các ngành sản xuất trong nông nghiệp, giúp xoá đói giảm nghèo bền vững”, Thứ trưởng Bộ NN – PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định tại hội thảo nâng cao chất lượng và hiệu quả chăn nuôi gia cầm vừa tổ chức tại Bình Định vào cuối tuần qua.

Chăn nuôi gia cầm Việt Nam phát triển

Số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm cũng tăng trưởng mạnh. Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hiện trên cả nước có khoảng 11.000 trang trại chăn nuôi gia cầm.

Chăn nuôi trang trại

“Chăn nuôi trang trại là hình thức chăn nuôi quy mô tập trung, chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp; có đầu tư lớn về chuồng trại, thiết bị chăn nuôi. Hình thức chăn nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ kiểm soát được dịch bệnh.

Chăn nuôi gia cầm Việt Nam theo kiểu nông hộ

Bên cạnh đó là hình thức chăn nuôi nông hộ đang tồn tại hầu khắp các địa phương trong cả nước. Hình thức chăn nuôi này có quy mô vừa và nhỏ, hầu hết sử dụng thức ăn hỗn hợp và tận dụng sản phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Con giống được sử dụng là giống ngoại, giống lai hoặc giống địa phương cho năng suất và giá thành sản phẩm không cao”, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết.

Nhiều mô hình hiệu quả

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hiện chăn nuôi gia cầm có mức độ tăng trưởng lớn nhất trong các loại vật nuôi với đa dạng con giống. Người chăn nuôi biết dựa vào lợi thế vùng miền, tận dụng lợi thế của địa phương. Từ đó, chọn giống gia cầm để nuôi. Chiếm nhiều nhất là gà và vịt, sau đó là ngan, ngỗng, bồ câu, đà điểu…

“Hiện cả nước có gần 70% tổng số xã, phường có chăn nuôi gia cầm với hơn 12 triệu hộ tham gia. Trong đó, có trên 65% số hộ nuôi gia cầm quy mô nhỏ lẻ, việc áp dụng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trong hình thức chăn nuôi này chưa nhiều.

Vì vậy, việc xây dựng và tuyên truyền các mô hình khuyến nông có hiệu quả và bền vững là 1 trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác khuyến nông”. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho hay.

Xem thêm: Tin nông nghiệp

Nguồn: nongnghiep.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.