Chăn nuôi gia cầm đạt mục tiêu tăng trưởng 11% trong năm 2020

Chăn nuôi gia cầm đạt mục tiêu tăng trưởng 11% trong năm 2020

Năm 2018, số lượng gia cầm Việt Nam đạt xấp xỉ 500, tăng trưởng 16,5%. Cho đến năm 2020, chăn nuôi gia cầm vẫn đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm. Song điều chỉnh còn 11%. Vậy thông tin cụ thể là như thế nào? Đã có những tích cực gì trong ngành này của Việt Nam. Hãy xem ngay trong bài viết dưới đây mọi người nhé!

Chăn nuôi gia cầm tăng trưởng mạnh

Ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi đã có cuộc trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam như sau:

Vào tháng 2/2019, dịch tả lợn ở Châu Phi xuất hiện. Để bù đắp vấn đề thiếu thịt lợn do tiêu hủy thì Bộ NN – PTNT đã có đề xuất. Sẽ định hướng phát triển mạnh trong ngành chăn nuôi gia cầm. Vậy kết quả cho đến nay là như thế nào?

Ngược lại với khối lượng thịt lợn giảm mạnh do dịch tả Châu Phi. Lĩnh vực gia cầm đang tăng trưởng rất cao, đến 16,5%. Trong khi đó, sản lượng trứng lại đến 14%. Gia súc cũng tăng. Mặc dù giảm nhưng sản lượng thịt trâu vẫn tăng 3,2%. Trong khi đó thì lượng thịt bò tăng 4,2%.

Chăn nuôi gia cầm tăng trưởng mạnh

Lượng gia cầm, gia súc ăn cỏ, thủy sản tăng trưởng năm 2019 đã bù đắp một phần thiếu hụt của lợn, tất nhiên không thể bù đắp 100% bởi sản lượng thịt lợn chiếm rất lớn, chiếm gần 70% tổng các loại thịt.

Giá gia cầm xuống khá sâu

Đây là điều kiện bất khả kháng bởi theo yêu cầu của Chính phủ về việc giãn cách xã hội, một số doanh nghiệp công nhân giảm. Một số nhà máy gần như đóng cửa, lượng học sinh nghỉ học trên toàn quốc nên việc tiêu thụ gia cầm giảm mạnh. Trong khi gà công nghiệp tiêu thụ trong bữa ăn trưa rất nhiều. Nên cầu giảm xuống, cung dư ra dẫn đến mất cân đối.

Theo tôi, trong một năm, cung cầu có những thời điểm mất cân đối, giá lên xuống cũng là điều hoàn toàn bình thường theo quy luật kinh tế thị trường, miễn sao tổng kết lại cả một năm, người chăn nuôi gia cầm vẫn có lãi là ổn.

Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc vận chuyển đường hàng không quốc tế bị gián đoạn, trong khi nguồn giống gia cầm ông bà, bố mẹ của Việt Nam phụ thuộc chính vào nhập khẩu, như gà lông trắng phải nhập khẩu 100%, ông cho biết ngành chăn nuôi thích ứng ra sao với vấn đề phát sinh này?

Trong đợt dịch Covid, ngành chăn nuôi phát triển như thế nào?

Đúng là đối với gà công nghiệp lông trắng. Cơ bản giống ông bà, bố mẹ nhập khẩu là chính. Trong tổng số gần 500 triệu con gia cầm của Việt Nam hiện nay. Gà lông trắng chiếm khoảng trên 100 triệu con.

Hiện tại, con giống, nguồn giống gà lông trắng không thiếu nguồn cung mà chủ yếu bởi không vận chuyển về Việt Nam được. Do dịch Covid-19 nên các chuyển bay từ quốc tế về nước ta hiện vẫn chưa mở cửa trở lại. Trong khi gà giống 100% được nhập khẩu, vận chuyển bằng đường hàng không.

Chăn nuôi gia cầm trong mùa dịch

Tuy nhiên, những lô gà giống ông bà, bố mẹ nhập khẩu về từ năm 2019 hiện vẫn đang sản xuất. Nên về cơ bản trong ngắn hạn đối với giống gà chúng ta vẫn chủ động được nguồn giống cung cấp cho sản xuất.

Kế hoạch nhập thêm giống gia cầm năm 2020 hiện cũng đã sẵn sàng. Chỉ cần thời gian tới nếu hàng không quốc tế mở cửa, việc nhập khẩu con giống sẽ được ngành chăn nuôi thực hiện nối lại.

Xem thêm: Tin nông nghiệp

Nguồn: nongnghiep.vn