Tìm hiểu về bệnh nấm phổi, nấm diều trên gà, ngan, vịt
Nhìn chung, điều trị bệnh nấm phổi, nấm diều trên gà, ngan, vịt không khó. Bệnh nấm phổi nấm diều không gây nguy hiểm đến tính mạng gia cầm. Tuy nhiên bệnh này khiến gia cầm tiêu hóa kém, chậm lớn. Và đặc biệt dễ phát sinh các loại bệnh nguy hiểm khác.
Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi, nấm diều
Có nhiều yếu tố dẫn đến bệnh nấm phổi nấm diều. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh nấm phổi là do nấm Aspergillus fumigatus Đôi khi cũng có thể do nấm A.flavus gây ra. Còn bệnh nấm diều được gây ra bởi nấm men Candida albicans.
Loài mắc bệnh
Tất cả các loài gia cầm và chim đều có thể bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên trong số đó vịt và ngỗng là nhạy cảm nhất. Tiếp đến là gà, gà tây, chim cút…
Lứa tuổi mắc bệnh
Giống như các căn bệnh khác, gia cầm non nhạy cảm hơn gia cầm trưởng thành. Bệnh nấm phổi nấm diều thường xảy ra ở giai đoạn dưới 2 tuần tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp xảy ra ở gia cầm trưởng thành.
Đường lây truyền bệnh nấm phổi, nấm diều
– Đường truyền lây bệnh nấm phổi: Nấm Aspergillus fumigatus lây nhiễm và truyền bệnh theo đường hô hấp.
– Đường truyền lây bệnh nấm diều: Nấm men Candida albicans lây qua đường tiêu hóa. Nguyên nhân do thức ăn, nước uống bị nhiễm nấm. Hoặc trong cơ thể gia cầm có nấm. Khi sức đề kháng gia cầm kém, nấm sẽ phát triển và gây bệnh.
Cơ chế gây bệnh nấm phổi, nấm diều
Cơ chế gây bệnh nấm phổi:
Bào tử nấm Aspergillus fumigatus sẽ đi đến phổi từ đường hô hấp. Trong quá trình sinh sản, các tế bào nấm tạo ra độc tố. Mô bào bị các độc tố này làm hư hại. Tiếp đến, các sợi nấm xâm nhập qua thành mạch theo máu. Rồi tới định vị ở gan, ruột, não, mắt. Những độc tố này gây nhiễm độc huyết. Từ đó, gia cầm bị nhiễm độc toàn thân, co giật rồi chết.
Cơ chế gây bệnh nấm diều:
– Nấm men Candida albicans sống ký sinh thường xuyên trên niêm mạc đường tiêu hóa. Khi đáp ứng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nấm sẽ phát triển và gây bệnh cho gia cầm.
– Bào tử nấm Candida albicans có trong thức ăn, nước uống. Gia cầm ăn uống phải thì nấm đi vào đường tiêu hóa gây bệnh tích ở miệng, thực quản, diều… Lớp biểu mô của các cơ quan này bị phá hủy. Một lớp màng giả màu trắng xám hình thành trong xoang miệng.
Triệu chứng
Triệu chứng bệnh nấm phổi:
– Gia cầm khó thở, thở hổn hển, thở gấp. Khi thở vươn dài cổ và há miệng.
– Giảm ăn, uống nhiều nước, thân nhiệt tăng. Bị tiêu chảy có mùi hôi thối, phân màu hơi xanh dính vào hậu môn
– Giảm đẻ hoặc ngừng đẻ. Có triệu chứng thần kinh, quay vòng, bại chân. Vịt không bơi lội hay đi lại được.
– Vịt khô chân, khô mỏ. Bên trong xoang mũi có những nốt nấm màu trắng đục
– Tỷ lệ chết thường thấp. Tuy nhiên nếu phát bệnh bại huyết do Riemerella anatipestifer hay E.coli, thương hàn… thì tỷ lệ chết tăng cao.
Triệu chứng bệnh nấm diều
Hơi thở của gia cầm hôi, giảm ăn, xù lông, chậm lớn. Tiêu chảy phân sống. Hay nôn ói thức ăn có mùi chua, hôi thối. Xuất hiện lớp mảng bám màu trắng trong miệng. Niêm mạc miệng, thực quản có thể bị loét.
Bệnh tích
Bệnh nấm phổi có nhiều hạt nấm tập trung chủ yếu ở phổi, khí quản, túi khí, đôi khi còn thấy ở đường tiêu hóa.
Bệnh nấm diều bệnh tích tập trung ở MIỆNG, THỰC QUẢN, với các mảng xám nhạt dính chặt vào bên trong, có khi có các vết loét. Trong DIỀU có nhiều nốt màu trắng, chứa nước nhầy, mùi hôi chua.
Phòng bệnh
Cung cấp thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và trộn thuốc BIO-FUNGICIDE ORAL hoặc BIO-NEO.NYSTA để phòng nhiễm nấm.
Thường xuyên sát trùng kho trứng, máy ấp, dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc BIO-GUARD hoặc BIODINE.
Trị bệnh
Sử dụng thuốc đặc trị bệnh nấm: BIO-FUNGICIDE ORAL hoặc ECO NISTATIN. Những thuốc này sẽ cho kết quả rất tốt.
– Nếu có ghép với bệnh bại huyết thì dùng thêm thuốc tiêm BIO- CEPTIOFUR hoặc BIO-CEPTRI-BACTAM.
– Thay thức ăn, thay chất độn chuồng. Tránh trường hợp thức ăn hoặc chất độn chuồng cũ bị nhiễm nấm.
– Bổ sung BIO- ADE+BCOMPLEX Premix, kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng. Khi đã hồi phục nên cấp men vi sinh BIOTIC để gà, vịt tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
Tham khảo:
Nguồn: thuoctrangtrai.com