Không nên chủ quan với bệnh rụt mỏ trên vịt ngỗng

Không nên chủ quan với bệnh rụt mỏ trên vịt ngỗng
Không nên chủ quan với bệnh rụt mỏ trên vịt ngỗng
Bệnh rụt mỏ trên vịt ngỗng là một bệnh tiêu hóa cấp tính. Do Parvovirus ngỗng và parvovirus vịt Xiêm gây ra với ngỗng con và vịt Xiêm con. Bệnh này rất dễ lây la. Đặc biệt ở đàn nhạy cảm thì tỷ lệ chết lên đến 70-100% khi nhiễm trùng xảy ra trong 10 ngày tuổi đầu tiên.

Nguyên nhân gây bệnh rụt mỏ trên vịt ngỗng

Parvovirus ngỗng khác với parvovirus vịt Xiêm về kháng nguyên và vật chủ gây bệnh. Loài ngỗng có sức đề kháng với parvovirus của vịt Xiêm. Tuy nhiên vịt Xiêm và Xiêm lai đều có thể nhiễm bệnh từ hai loại virus trên.

Lứa tuổi mắc bệnh

Tùy từng độ tuổi mà mức độ của bệnh rụt mỏ là khác nhau. Dưới một tuần tuổi, vịt con và ngỗng con rất nhạy cảm với bệnh này. Chúng thường nhiễm bệnh ở thể cấp tính với tỷ lệ tử vong lên đến 100%. Vịt, ngỗng 4-5 tuần tuổi mắc bệnh nhẹ hơn với thể bệnh bán cấp tính hoặc mãn tính.

Đường lây truyền

Lây truyền ngang: Trong phân của vịt, ngỗng nhiễm bệnh có chứa lượng lớn virus. Phân thải ra ra môi trường dẫn đến sự lây lan nhanh chóng. Có thể tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp thông qua con đường “phân-miệng”. Bệnh lây nhiễm từ thức ăn, nước uống đến vịt, ngỗng khỏe mạnh.

Lây truyền dọc: Vịt và ngỗng sinh sản bị nhiễm bệnh cận lâm sàng đóng vai trò là vật mang mầm bệnh. Từ đó truyền virus qua trứng và gây bệnh cho những con non. Bên cạnh đó, nhiễm trùng ngoài vỏ trứng cũng là tác nhân đưa bệnh nhiễm vào những con không có bệnh trong trại ấp trứng.

Bệnh rụt mỏ lây truyền qua đường nào?
Bệnh rụt mỏ lây truyền qua đường nào?

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh rụt mỏ

Biểu hiện của các dấu hiệu lâm sàng là khác nhau. Phụ thuộc vào độ tuổi của ngỗng và vịt khi bị bệnh.

Thể cấp tính: Vịt con, ngỗng con dưới 1 tuần tuổi thường nhiễm thể này. Bệnh có diễn tiến rất nhanh bao gồm các biểu hiện sau. Con bệnh kém ăn, uống nhiều nước, viêm ruột, tiêu chảy trắng, chảy nhiều nước mắt và nước mũi. Hơn nữa còn bị liệt, suy nhược. Tỷ lệ tử vong cao chỉ trong 2-5 ngày sau khi nhiễm bệnh. Trong các lò ấp trứng, những con nhiễm bệnh có tỷ lệ chết có thể đạt tới 100%. Đối với ngỗng con và vịt con 2-3 tuần tuổi mắc bệnh, tỷ lệ chết thường dưới 10%.

Thể mãn tính: Vịt, ngỗng sống sót qua giai đoạn cấp tính có thể bị bệnh kéo dài hơn. Có dấu hiệu chậm phát triển, giảm ăn, uống nhiều nước. Chân bi liệt và yếu ớt, miễn cưỡng khi di chuyển. Dịch từ mũi và nước mắt chảy ra nhiều. Mí mắt hay đỏ và sưng. Tiêu chảy phân trắng. Xuất hiện màng giả xơ cứng bao bọc quanh lưỡi và xoang miệng. Lông xung quanh lưng và cổ rụng nhiều, lộ ra vùng da đỏ. Dịch lỏng tích tụ nhiều trong xoang bụng làm cho ngỗng con và vịt con đứng trong tư thế “chim cánh cụt”.

Bệnh tích

+ Trường hợp cấp tính: Biểu hiện lâm sàng ngắn, thường có các bệnh tích sau. Cơ tim nhợt nhạt và đỉnh tim tròn. Gan, lá lách, thận và tuyến tụy bị sưng và tắc nghẽn.

+ Bán cấp tính và mãn tính: Biểu hiện lâm sàng kéo dài hơn, các bệnh tích thường thấy là: Cơ tim mềm nhão, viêm màng ngoài gan và viêm màng ngoài tim. Bị sưng và tắc nghẽn gan, viêm lách và tuyến tụy, phù phổi. Xoang bụng bị ứ huyết thanh, và viêm ruột.

Điều trị

Bệnh rụt mỏ trên vịt ngỗng chưa có thuốc đặc trị. Do đó, cần cấp kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát. Tăng sức đề kháng cho vật nuôi bằng việc cấp vitamin và men vi sinh. Qua đó có thể làm giảm thiệt hại do bệnh rụt mỏ gây ra.

Những thuốc kháng sinh cho kết quả tốt với các nhiễm khuẩn thứ phát là BIO-AMCOLI PLUS hoặc BIO-TILODOX PLUS hoặc BIO-ENRO C. Những thuốc vitamin giúp tăng sức đề kháng và giúp vịt nhanh mọc lông trở lại thường dùng là BIO-B.COMPLEX+A,D,E,C hoặc BIO-AMINOSOL. Cấp thuốc BIOTIC để ổn định vi khuẩn đường ruột, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Cách điều trị bệnh rụt mỏ trên vịt ngỗng
Cách điều trị bệnh rụt mỏ trên vịt ngỗng

Phòng ngừa

– Lúc vịt 1 ngày tuổi tiêm 0,1 ml/con với thuốc BIO-CEPTIOFUR. Những ngày sau đó pha thuốc BIO-TETRA COLIVIT với liều 1g/lít nước. Cho vịt uống liên tục trong 5 ngày để phòng ngừa bệnh về đường tiêu hóa.

– Sát trùng chuồng nuôi, sát trùng trại ấp, máy ấp trứng thật kỹ lưỡng với một trong các loại thuốc sát trùng hiệu quả cao như BIODINE hoặc BIOSEPT hoặc BIOXIDE hoặc BIO-GUARD.

– Khi thời tiết thay đổi cần cấp thuốc cho vịt để tăng sức đề kháng như BIO-AMCOLI PLUS hoặc BIO-TILODOX PLUS hoặc BIO-ENRO C. Đồng thời cấp thêm vitamin như BIO SOL ADE-C hoặc BIO-VITASOL. Mỗi đợt khoảng từ 3-5 ngày.

– Tiêm ngừa vaccine parvovirus nhược độc để phòng bệnh. Các nghiên cứu cho thấy chỉ có loại vắc-xin có chứa  cả parvovirus ngỗng và parvovirus vịt Xiêm mới có khả năng bảo vệ đầy đủ để chống lại bệnh ở vịt và vịt Xiêm.

Hãy xem thêm những bệnh thường gặp ở gia cầm khác tại KLT nhé!

Nguồn: thuoctrangtrai.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.