Kinh Nghiệm Chữa Các Bệnh Thường Gặp Ở Ngỗng Sư Tử

Kinh Nghiệm Chữa Các Bệnh Thường Gặp Ở Ngỗng Sư Tử

Tuy các loại thủy cầm đều thích ứng tốt với môi trường và dễ nuôi nhưng vẫn có khả năng mắc bệnh. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả lớn. Có thể gây chết gia cầm hoặc nặng hơn là lây lan ảnh hưởng đến cả đàn. Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến kinh nghiệm phát hiện và phương pháp chữa các bệnh thường gặp ở ngỗng Sư Tử. Các hộ chăn nuôi có thể dựa vào những biểu hiện trực tiếp của bệnh ra bên ngoài. Các triệu chứng của ngỗng Sư Tử như lờ đờ, chán ăn, ngừng cho trứng để có kế hoạch chữa bệnh kịp thời. Những hoạt động phòng ngừa và chữa bệnh không bao giờ là dư thừa cả vì người chăn nuôi đã bỏ một số tiền lớn để đầu tư. 

Bệnh tụ huyết trùng ở ngỗng Sư Tử

Triệu chứng: bệnh diễn ra theo 2 hình thức có mối nguy hiểm khác nhau.

Thể quá cấp: ngỗng đang bình thường lăn ra chết.

Thể cấp tính: ngỗng mệt mỏi ủ rũ. Lỗ mũi và mỏ có tiết dịch nhầy, thở khó, khò khè và nhanh. Lông xơ xác. Ngỗng đi ngoài nhiều, phân màu xám, vàng hoặc xanh, có thể có máu. Mào của ngỗng tím thẫm.

Đối với thể quá cấp khá khó để nhận biết bệnh qua hình thức bên ngoài, ngỗng mắc bệnh có thể chết hàng loạt bất ngờ. Còn ở thể cấp tính dễ dàng hơn khi có nhiều triệu chứng biểu hiện trực tiếp.

Biện pháp phòng bệnh: Không nên nuôi chung ngỗng Sư Tử với các loại gia cầm khác như ngan, vịt. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, các dụng cụ thiết bị chăn nuôi cần được vệ sinh khử trùng sạch sẽ, thường xuyên.

Trị bệnh: Dùng Streptomicin hoặc Sunfamethazin liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu không có kiến thức về liều lượng thuốc và cách tiêm nên mời bác sĩ để không gây hại cho ngỗng.

Bệnh dịch tả do sự lây lan từ vịt

Triệu chứng: niêm mạc mắt đỏ ửng, mắt ngỗng bị sưng.

Phòng bệnh: Trước hết cần cách ly đàn ngỗng giống khỏi khu vực có các đàn vịt lớn hoặc đang có nguy cơ mắc bệnh. Chuồng trại cần được sát trùng và để trống trước khi nuôi ngỗng ít nhất 15 ngày. Khu vực hay xảy ra dịch tả vịt thì cần phải tiêm phòng vắc xin dịch tả vịt định kỳ.

Bệnh dịch tả có thể gây chết hàng loạt, thiệt hại rất lớn

Trị bệnh: Khi đã xảy ra bệnh thì việc điều trị là quá muộn màng. Do đó ta tiêm thẳng vắc xin vào ổ dịch. Những con ngỗng mắc bệnh nặng sẽ chết (20 – 50%). Số còn lại trong đàn có khả năng tạo kháng thể và tồn tại. Số lượng ngỗng chết này tuỳ thuộc và tính chất nặng hay nhẹ của ổ dịch. Khi tiêm thẳng vắc xin vào ổ dịch cần ưu tiên hàng đầu việc sát trùng chuồng trại và xác ngỗng chết cần được xử lý cùng vôi bột hoặc formol. Tăng cường sức đề kháng cho con vật bằng cách bổ sung vitamin C, B vào thức ăn nước uống. Không nên cố cứu những con ngỗng đã bị bệnh nặng mà phải cách ly những con ngỗng khác để tránh mất trắng.

Bệnh phó thương hàn

Triệu chứng:

Thể cấp tính: ỉa chảy, có bọt khí, viêm thanh dịch, có mủ, viêm màng kết mạc làm cho đau mắt. Cánh rủ, lông xơ xác. Bệnh kéo dài từ 1-4 ngày, gây chết đến 70% đàn ngỗng.

Thể mãn tính thường thấy ở ngỗng trưởng thành: ỉa chảy, đôi khi có máu, lông khô xơ. Viêm lỗ huyệt, buồng trứng. Trong thể mãn tính niêm mạc manh tràng thường bị phủ bởi lớp vàng dễ bóc. Túi mật sưng, đầy mật. Trong lòng ruột non chứa dịch đục, đặc, thường sung huyết, đôi khi bị phủ lớp màng màu xám bẩn.

Đàn ngỗng bệnh sẽ ủ rũ mệt mỏi, lông cánh xơ xác

Phòng và điều trị bệnh:

Dùng Biomixin: liều 5 – 10mg/ lần từ 2-3 lần/ ngày, liên tục trong 5-6 ngày.

Có thể dùng các loại thuốc khác: Norflorxacin , TA.vimicin…( theo hướng dẫn của nhà sản xuất ). Không dùng trứng của các ngỗng mẹ có bệnh để ấp. Điều đó có thể lây lan mầm bệnh sang lứa ngỗng sau.

Trên là những bệnh thường gặp và gây thiệt hại nặng nề nhất đối với người chăn nuôi ngỗng Sư Tử. Để tránh mất nguồn vốn chăn nuôi do ngỗng chết hàng loạt thì phải có kế hoạch thăm khám, phòng và trị bệnh kịp thời.

Tham khảo:

Nguồn: traigiongthuha.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.