Làm sao để phòng ngừa và chữa trị bệnh bại huyết trên ngan vịt?

Làm sao để phòng ngừa và chữa trị bệnh bại huyết trên ngan vịt?
Làm sao để phòng ngừa và chữa trị bệnh bại huyết trên ngan vịt?

Bệnh bại huyết ở vịt còn có tên gọi là bệnh nhiễm trùng huyết. Khi vịt nhiễm bệnh, vi trùng xâm nhập vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, viêm màng não mủ. Từ đó dẫn đến suy gan, suy thận và các nội tạng khác của cơ thể. Cuối cùng vịt sẽ nhanh chóng chết.

Nguyên nhân

Bệnh bại huyết gây ra bởi vi khuẩn Riemerella anatipestifer G-, thuộc họ Flavobacteriaceae. Vi khuẩn có thể sống 13 – 27 ngày trong môi trường nước hoặc nền chuồng. Loại vi khuẩn này có khoảng 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo. Đôi khi, một đàn vịt có thể nhiễm 1 hay nhiều serotype vi khuẩn khác nhau. Do đó không phải lúc nào dùng vắc-xin cũng hiệu quả. Vì vậy, quan trọng cần vệ sinh và sát trùng chuồng trại để phòng bệnh. Các thuốc sát trùng hiệu quả như BIO-GUARD, BIOXIDE, BIODINE, BIOSEPT có khả năng tiêu diệt mầm bệnh này.

Loài mắc bệnh

Vịt và ngỗng nhạy cảm với bệnh bại huyết nhất. Ngoài ra các loài khác cũng có khả năng bị bệnh như: ngan, gà tây, chim cút, thiên nga,…

Vịt mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh bại huyết. Tuy nhiên vịt con 1 – 8 tuần tuổi là dễ bị bệnh nhất. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết cao, chiếm khoảng 75%.

Đường lây bệnh bại huyết

Vịt bệnh lây virus sang cho vịt khỏe theo 3 cách sau:

  • Vi khuẩn xâm nhập qua lớp biểu mô của cơ quan hô hấp.
  • Chất tiết của dịch mũi có chứa mầm bệnh. Từ đó nhiễm vào thức ăn, nước uống rồi lây qua đường tiêu hóa.
  • Các vết trầy xước trên da cũng có thể là trung gian lây bệnh, nhất là trên bàn chân.
Đường lây bệnh bại huyết
Đường lây bệnh bại huyết

Triệu chứng

Một số con vịt bị bệnh thường chết đột ngột. Khi nhiễm virus bệnh bại huyết, vịt có các triệu chứng dưới đây:

  • Dấu hiệu tiêu hóa: Vịt tiêu chảy, phân xanh xám. Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
  • Dấu hiệu hô hấp: Sốt, ủ rũ, nước mắt, nước mũi chảy nhiều, khó thở.
  • Dấu hiệu thần kinh: Đầu và cổ bị sưng phù, đầu cổ ngoẹo và bị run. Viêm khớp, mất điều hòa thân nhiệt, khó khăn khi đi lại. Dễ bị kích động, hai chân duỗi ra như đang bơi.
  • Viêm ống dẫn trứng ở vịt đẻ. Có thể thấy nhiều dịch màu vàng bên trong ống dẫn trứng. 

Bệnh tích

Sưng phần gan và lách. Gan bị tổn thương, viêm màng ngoài tim. Nhiều bộ phận khác bị viêm như túi khí, màng não, vòi trứng. Khớp bị sưng và đôi khi bị mòn sụn khớp.

Phòng bệnh bại huyết trên ngan vịt

– Phòng bệnh bằng vắc xin:

Hiện nay, dùng vắc-xin phòng bệnh bại huyết chưa có hiệu quả cao. Lý do vì vi khuẩn gây bệnh thuộc rất nhiều serotype khác nhau. Khi vịt bị bệnh trong cùng một ổ dịch, có thể xuất hiện nhiều serotype. Bên cạnh đó, vắc-xin chỉ có tác dụng bảo hộ đơn giá. Chứ không có tác dụng miễn dịch chéo.

Phòng bệnh bại huyết trên ngan vịt
Phòng bệnh bại huyết trên ngan vịt

– Vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt

+ Trước khi đưa vào ấp nở, phải xông sát trùng các trang thiết bị máy ấp, khay ấp và trứng trước. Điều này giúp loại bỏ mầm bệnh.

+ Dùng vôi bột vệ sinh chuồng trại, bãi đỗ, sàn nuôi nhốt vịt sạch. Ngoài ra có thể dùng dung dịch thuốc sát trùng như: Five-Iodine, Five-B.K.G. Cần vệ sinh sau mỗi lứa nuôi hoặc xử lý định kỳ 10-15 ngày/lần.

+ Trong giai đoạn nuôi úm vịt con nên nhốt trên sàn. Hạn chế cho tiếp xúc với nguồn nước mặt sớm. Để tránh lây nhiễm bệnh bại liệt có trong nước, nên cho vịt tắm trên sàn.

+ Cho vịt con uống nước sạch và mát. Tuyệt đối không pha thuốc kháng sinh hay thuốc bổ trợ với nước ao, hồ.

+ Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày cho vịt con ăn. Hạn chế việc cho ăn kéo dài làm giảm chất lượng của thức ăn.

+ Bổ sung một trong các chế phẩm như: Five-Enzyme, Five-Men sống, Five-Masol, B.Comlex-K&C. Cần trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho vịt để tăng cường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng.

Điều trị

Những kháng sinh có thể điều trị được bệnh nhiễm trùng huyết bao gồm: Penicillin, Amoxycillin, Cephalosporins, Trimethoprim+Sulfamide, Florfenicol, Tetracycline, Quinolone (Marbofloxacin, Enrofloxacin…), Lincomycin.

Qua điều trị thực tế cho thấy hiệu quả cao nhất là các loại thuốc tiêm như BIO-CEPTIOFUR, BIO-TULACIN 100 hoặc BIO-MARBO 50. Đồng thời cho vịt uống BIO SOL ADE-C pha với nước để tăng sức đề kháng. Như vậy vịt sẽ mau khỏi bệnh.

Xem thêm:

Nguồn: thuoctrangtrai.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.