Tại sao bệnh Newcastle trên chim bồ câu lại nguy hiểm?

Tại sao bệnh Newcastle trên chim bồ câu lại nguy hiểm?
Tại sao bệnh Newcastle trên chim bồ câu lại nguy hiểm?

Bệnh Newcastle là một bệnh nguy hiểm đối với chim bồ câu ở mọi lứa tuổi. Hiện tượng đặc trưng của bệnh này là xuất huyết, viêm loét đường tiêu hoá. Bệnh có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng. 100% chim trong đàn có nguy cơ nhiễm bệnh.

Nguyên nhân

Bệnh Newcastle do Paramyxovirus gây ra. Đây là một loại ARN virus. Virus có vỏ bọc, phía trên có gai kháng nguyên HN và kháng nguyên F. Kháng nguyên này làm ngưng kết hồng cầu. Bệnh có 9 type huyết thanh, bao gồm PMV 1- 9. Chất chứa mầm bệnh: não, phổi, cơ quan nội tạng, dịch tiết đường hô hấp, phân. 

Sát trùng thông thường có thể tiêu diệt virus. Tuy nhiên trong điều kiện môi trường mát mẻ, chúng có thể tồn tại nhiều năm. Chủ yếu, bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hoá. Hoặc lây nhiễm nếu tiếp xúc với chim nhiễm bệnh.

Triệu chứng của bệnh Newcastle

Trên chim bồ câu, thời gian ủ bệnh thường là 7-15 ngày.

– Thể quá cấp tính:

Bệnh phát triển rất nhanh và hay xảy ra vào đầu ổ dịch. Chỉ sau vài giờ ủ rũ là chim chết. Không hề xuất hiện triệu chứng của bệnh.

– Thể cấp tính:

Chim bồ câu ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước. Lông chim xù, sốt cao 42 – 43°C. Có dấu hiệu sổ mũi, thở khó, mào và yếm tím bầm. Có chất nhớt chảy ra từ mũi. Chim bị  rối loạn tiêu hoá. Thức ăn ở diều không tiêu mà nhão ra do lên men. Chim bệnh khi dốc ngược thấy có nước chảy ra.

Vài ngày sau khi nhiễm bệnh Newcastle thì chim bị tiêu chảy. Phân chim có màu nâu sẫm, trắng xanh hay trắng xám. Niêm mạc hậu môn xuất huyết thành những tia màu đỏ.

Bồ câu trưởng thành không có triệu chứng hô hấp rõ như ở chim non. Sản lượng trứng giảm ở thời kì sinh sản. Thậm chí sau khi nhiễm bệnh 7-21 ngày, chim ngừng để hoàn toàn.

Triệu chứng của bệnh Newcastle
Triệu chứng của bệnh Newcastle

– Thể mãn tính:

Thể này thường xảy ra ở cuối ổ dịch. Ở chim xuất hiện triệu chứng rối loạn thần kinh, tổn thương cơ quan vận động. Chim bệnh vặn đầu ra sau, đi giật lùi hình vòng tròn. Mổ không đúng thức ăn. Khi có kích thích thì xảy ra những cơn co giật.

Bệnh tích

– Thể quá cấp tính:

Bệnh tích không biểu hiện rõ, có dấu hiệu xuất huyết ở ngoại tâm mạc, màng ngực, cơ quan hô hấp.

– Thể cấp tính:

Xoang mũi và miệng đều chứa dịch nhớt màu đục. Niêm mạc miệng, mũi, khí quản sưng xuất huyết.

– Thể mãn tính:

Thấy rõ biểu hiện của bệnh ở đường tiêu hoá:

+ Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết màu đỏ, tròn bằng đầu đinh ghim. Các điểm xuất huyết có thể tập trung thành từng vệt.

+ Dạ dày cơ bị xuất huyết.

+ Ruột non cũng xuất huyết và viêm. Trong trường hợp bệnh kéo dài có thể có những nốt loét hình tròn. Trường hợp bệnh nặng nốt loét có thể lan xuống ruột già, ruột non.

+ Gan có một số đám thoái hoá mỡ nhẹ màu vàng.

+ Thận bị phù nhẹ và có màu nâu xám.

+ Xuất huyết bao tim, xoang ngực, bề mặt xoang ức.

+ Xuất huyết dịch hoàn, buồng trứng thành từng vệt từng đám và bị dập vỡ.

Phòng bệnh

– Đối với chim bồ câu non từ 1 – 10 ngày tuổi: cần nhỏ thuốc phòng bệnh Newcastle cho chim. Đồng thời cho bồ câu bố mẹ uống thêm Vitamin như là điện giải, đường Gluco. Nhằm tăng sức đề kháng cho bồ câu.

– Đối với bồ câu từ 20 – 30 ngày tuổi: để phòng bệnh Newcastle hay bệnh đường tiêu hóa, cần cho uống kháng thể: Gumboro, IB.

– Đối với chim từ 40 – 60 ngày tuổi: tăng cường miễn dịch bằng cách nhỏ vacxin Newcastle lần 2.    

– Đối với chim bố mẹ: thực hiện tiêm vắc-xin phòng bệnh Newcastle từ 1-2 lần/ năm.

Cách phòng bệnh cho chim bồ câu
Cách phòng bệnh cho chim bồ câu

Trị bệnh Newcastle

– Dùng Hanvet – KTG , tiêm cho bồ câu liên tục 3 ngày liền 03- 0,5 ml / con

– Sau 1 ngày tiêm kháng thể, dùng VACXIN NEWCASTLE. Tiêm cho bồ câu với liều gấp 2 lần so với liều tiêm phòng.

– Dùng thuốc diệt vi khuẩn kế phát: HANFLOR 20% (1ml/10 kg thể trọng)  hoặc GENTADOX W.S.P (1g/5 kg thể trọng), dùng liên tục 5-7 ngày.

– Dùng thuốc bồi bổ cơ thể: GLUCO-KC + ESCENT@L + HAN PARA C. Dùng liên tục 7- 10 ngày.

Xem thêm:

Nguồn: thuoctrangtrai.com