Kỹ thuật nuôi gà giò siêu thịt nhà nông nào cũng nên biết

Kỹ thuật nuôi gà giò siêu thịt nhà nông nào cũng nên biết

Gà giò là một trong số những giống gà được yêu thích nhất của nhà nông. Chúng có đặc tính ăn nhiều, uống tốt. Vì thế chúng thường tăng trưởng rất nhanh. Do đó, khả năng cho thịt của giống gà này rất cao. Nuôi dưỡng nhanh mà lại cho nhiều thịt, thế thì quá lợi về mặt kinh tế. Tuy nhiên, muốn thu được thành quả cao thì cần có sự đầu tư tốt. Đây là một “quy tắc ngầm” trong chăn nuôi. Và quy tắc thứ hai là “uốn cây từ thuở còn non”. Có nghĩa là muốn gà tăng trưởng tốt, gà con cần được chăm sóc cẩn thận nhất.

Những lưu ý ban đầu khi nuôi gà giò siêu thịt

Ở giai đoạn còn nhỏ, gà giò con ăn nhiều. Do đó trọng lượng cơ thể tăng lên nhanh chóng. Đó là lí do tại sao những chú gà giò con khoảng 4 tuần tuổi có cơ thể tròn trịa. Lúc này, gà con rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Chúng rất ghét thời tiết nóng bức (bởi lớp mỡ dưới da ngày càng dày). Do đó, người ta thường tìm cách giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi. Một số cách phổ biến như là bố trí quạt, lắp đặt máy phun sương,… Chất độn chuồng phải khô sạch. Vào mùa đông không để nhiệt độ trong chuồng dưới 25 độ C vì gà mất năng lượng, tăng trọng chậm. Tuy nhiện, môi trường trong chuồng vẫn phải thông thoáng khi che bạt kín quanh chuồng.

ga-gio-2
Gà giò là một trong số những giống gà được yêu thích nhất của nhà nông

Mật độ nào là hợp lí với gà giò?

Mùa đông nên nuôi với mật độ từ 10-12 con/m2 nền. Còn vào mùa hè mật độ nuôi từ 8-10 con/m2. Mật độ máng ăn cần rộng khoảng 5-7cm miệng máng/1 gà. Nếu chật gà chen nhau ăn và con khoẻ sẽ ăn được nhiều. Con yếu ăn ít làm cho đàn gà không đồng đều, phải loại thải nhiều. Lưu ý không để gà đói quá 2 giờ.

Mật độ máng uống cần rộng khoảng 2-3cm, miệng máng uống dài hoặc tròn/1 gà. Mùa hè cần bổ sung máng uống, vì gà sẽ uống nhiều hơn so với các mùa khác. Lưu ý để gà uống liên tục, không để gà thiếu nước bất kỳ lúc nào.

Mật độ gà không được quá cao

Đề phòng gà cắn nhau

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng gà mổ cắn nhau là thức ăn thiếu chất dinh dưỡng, mật độ nuôi cao, môi trường ngột ngạt do thiếu không khí và tích tụ lượng khí độc cao. Vì vậy phải khắc phục những thiếu sót này. Gà bị mổ cắn tốt nhất nên nuôi cách ly.

Khi gà trên 5 tuần tuổi phải giảm bớt mật độ nuôi, môi trường nuôi thông thoáng, chất độn chuồng khô.

Vệ sinh chuồng gà giò sạch sẽ, thường xuyên

Giai đoạn úm hàng ngày kiểm tra và dọn rìa xung quanh máng uống, độn chuồng bị ướt, xới đảo độn lót chuồng từ 7 – 10 ngày/lần và bổ sung thêm lượt mỏng độn lót. Không thay độn lót chuồng thường xuyên. Để đảm bảo cho đàn gà khỏe mạnh, chuồng nuôi, vườn chăn thả phải thường xuyên vệ sinh sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng một tuần một lần hoặc vôi bột 15 ngày/ lần. Phòng bệnh cho gà theo đúng lịch. Máng ăn hàng ngày phải vệ sinh bằng cách dùng khăn lau sạch trước khi đổ thức ăn, tiêu độc máng ăn 1 lần/tuần.

Máng uống hàng ngày phải cọ rửa. Phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi 1 lần/tuần trong trường hợp khu vực không có dịch bệnh và 3 ngày/lần khi khu vực xung quanh có dịch bệnh. Hàng ngày phải thay thuốc sát trùng trong khay để trước cửa ra vào chuồng nuôi. Khu vục vườn thả phải dọn dẹp, san lấp những hố vũng, phát quang bụi rậm, không được để sân vườn đọng nước.

Nguồn: traigiongthuha.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.