Tìm hiểu cách phòng ngừa và điều trị bệnh cầu trùng gà
Cầu trùng gà là một bệnh rất phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng hình cầu ký sinh trong ruột. Căn bệnh này gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi gà. Cầu trùng có thể gây bệnh với gà ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở gà 10 – 30 ngày tuổi.
Đường lây bệnh
Bệnh có thể lây lan bằng nhiều cách qua đường tiêu hóa. Ví dụ gà ăn phải noãn nang gây nhiễm của cầu trùng có trong phân, chất độn chuồng hay thức ăn và nước uống nhiễm mầm bệnh. Trong cơ thể gà, cầu trùng phát triển qua 2 giai đoạn: sinh sản vô tính và hữu tính. Giai đoạn diễn ra trong 5-7 ngày để thành noãn nang. Và sau đó được thải ra ngoài qua phân.
Cầu trùng nhân lên theo cấp số nhân rất nhanh trong ruột gà. Chúng tấn công phá hủy lớp tế bào biểu mô ruột. Dẫn đến giảm tiêu hóa hấp thụ dưỡng chất. Từ đó gà chậm lớn. Tuy tiêu tốn nhiều thức ăn nhưng gà vẫn còi cọc. Tỷ lệ chết gà tăng cao làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Nếu không kịp thời phòng và trị bệnh, những mầm bệnh sẵn có như E.coli, Clostridium perfringens… thừa cơ tấn công. Từ đó bệnh trở nên trầm trọng, kéo dài, khó kiểm soát và gây thiệt hại rát lớn.
Khi ra ngoài từ phân, noãn nang sẽ phát triển thành noãn nang gây nhiễm trong 1-2 ngày. Nếu chúng găp điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp. Noãn nang này rất bền với môi trường nên khó bị diệt bởi các thuốc sát trùng thông thường. Mầm bệnh này chưa được bất cứ quốc gia nào loại trừ. Do đó, cách tốt nhất làm giảm thiểu thiệt hại do bệnh là chiến lược phòng và kiểm soát bệnh. Ngoài ra, cần kết hợp với các biện pháp quản lý và nâng cao thể trạng đàn.
Triệu chứng- Bệnh tích của cầu trùng gà
- Bệnh cầu trùng gà có thể xảy ra quanh năm. Nhất là chuồng trại ẩm ướt, vệ sinh kém. Gà từ 1 – 4 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất.
- Gà bị bệnh thường ủ rũ, kém ăn uống. Lông cánh xơ xác, ít vận động, gầy yếu, thiếu máu, và chậm lớn.
- Tùy độ tuổi gà, chủng gây bệnh và giai đoạn tiến triển bệnh khác nhau. Qua đó phân có những biểu hiện khác nhau. Có thể phân sáp màu chocolate hoặc có chất nhầy màu cam. Thậm chí là tiêu chảy phân dính quanh hậu môn. Cuối cùng là phân lẫn máu hay toàn máu tươi và gà chết.
Cứ có gà là cầu trùng tấn công. Khi bệnh lây lan là đã quá muộn. Đến lúc này ruột gà đã bị phá hủy nghiêm trọng dẫn đến chết. Dù gà có sống sót thì khả năng hồi phục kém. Khả năng tiêu hóa, hấp thụ giảm đáng kể, dù tiêu tốn thức ăn cao. Hậu quả là gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.
Phòng bệnh
- Biện pháp vệ sinh và an toàn sinh học phải được thực hiện tốt. Chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi được dọn dẹp và sát trùng kỹ. Cần để chuồng trống 1 -2 tuần sau mỗi đợt nuôi.
- Áp dụng phương pháp nuôi “cùng nhập cùng xuất”.
- Gà con nuôi để làm giống hay gà hướng trứng cần tiêm vắc-xin phòng bệnh cầu trùng.
- Định kỳ hòa Bio Zuril Coc 2.5% vào nước uống với liều 1ml/3,5kg thể trọng/ngày. Cho gà uống 2 ngày liên tiếp 2 đợt vào 9 – 10 và 19 – 20 ngày tuổi.
- Đảm bảo chuồng thông thoáng, khô ráo. Tránh chất độn chuồng bị ẩm do nước rò rỉ.
- Thức ăn cho gà phải mới, đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng. gà uống đủ nước mát và sạch. Không để gà ăn đồ nhiễm nấm mốc.
- Bổ sung lợi khuẩn, các vitamin và vi khoáng (BIOTIC, HAN GOOWAY , PACKWAY) theo định kì. Nhằm nâng cao sức khỏe và thể trạng cho gà.
- Thực hiện đầy đủ chương trình vaccine theo hướng dẫn của bác sĩ thú y cùng nhà sản xuất vắc-xin và tình hình dịch bệnh của từng địa phương.
Điều trị
Bệnh cầu trùng gà cần được điều trị càng sớm càng tốt. Cho nên cần theo dõi, quan sát chất độn chuồng thường xuyê. Thỉnh thoảng nên xét nghiệm mẫu phân để phát hiện được bệnh sớm. Khi phát hiện bệnh, cần điều trị ngay và điều trị cho toàn đàn. Hòa BIO COCCI 33 vào nước uống với liều 1gr/3- 5 kg thể trọng/ngày. Cho gà uống 3 ngày liên tiếp kết hợp với tăng sức đề kháng và thể trạng đàn với PERMASOL hoặc HAN-GOOWAY.
Các bạn có thể tìm hiểu những kiến thức mới về nông nghiệp, thú y tại KLT.
Nguồn: thuoctrangtrai.com