Phòng ngừa bệnh cúm gia cầm để giảm thiệt hại cho bà con

Phòng ngừa bệnh cúm gia cầm để giảm thiệt hại cho bà con
Phòng ngừa bệnh cúm gia cầm để giảm thiệt hại cho bà con

Trong những năm gần đây, một số địa phương bùng phát bệnh cúm gia cầm. Dựa vào kết quả phân tích mẫu virus gây bệnh. Cục thú y đã xác định được chủng virus cúm gia cầm tại Việt Nam từ năm 2017 đến nay. Đó là 2 chủng virus cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6.

Theo quy định hiện hành, cơ sở chăn nuôi phát hiện bệnh cúm gia cầm. Thì toàn bộ số gia cầm của cơ sở đó phải mang đi tiêu huỷ và tiêu độc. Không được phép điều trị. Dịch bệnh này gây ra thiệt hại vô cùng lớn. Do đó, người chăn nuôi cần trang bị kiến thức và có biện pháp phòng ngừa bệnh cúm gia cầm.

Nguyên nhân gây ra bệnh cúm gia cầm

Nguyên nhân gây ra bệnh cúm gia cầm
Nguyên nhân gây ra bệnh cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae. Virus cúm A gây bệnh cho gia cầm, một số loài động vật có vú và người. Bệnh cúm gia cầm động lực cao (HPAI) được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xếp vào danh mục bảng A.

Hiện nay, virus cúm gia cầm được xác định là type H5N1 và H5N6. Virus này trước đây chỉ gây bệnh cho gia cầm. Tuy nhiên hiện nay lại có thể gây bệnh cho cả thủy cầm với động lực rất mạnh. Type virus này có tính biến dị cao. Ngoài ra, khi kết hợp với các type khác sẽ sinh ra đại dịch.

Độ ẩm cao và nhiệt độ lạnh là điều kiện tốt cho virus lây lan mạnh. Virus sống trên các loài thủy cầm di cư, bao gồm cò ngỗng trời, vịt trời…  Do vậy mà bệnh dễ lây lan rất rộng và khó kiểm soát.

Các loài cảm nhiễm với virus cúm gia cầm

Tất cả các loại gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu, chim cảnh, chim hoang dã đều mẫn cảm với bệnh. Virus cúm còn gây ra bệnh đường hô hấp ở chồn, hải cẩu, cá voi, và cả ở người. Không những vậy, virus còn được phân lập từ lợn (H1N1 và H1N2), chồn, chuột, thỏ.

Triệu chứng

Triệu chứng bệnh cúm gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như là độc lực virus, tuổi gia cầm bệnh, tính biệt, môi trường (mật độ, nhịêt độ, ánh sáng, thành phần không khí…), chế độ dinh dưỡng, sự bội nhiễm các vi khuẩn, virus khác…
Trên chim hoang và vịt nhà ít xuất hiện triệu chứng lâm sàng.

Trên gia cầm (gà, gà tây): Tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ chết trên gia cầm như gà, gày tây rất cao. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ kéo dài đến 21 ngày. Nhiều trường hợp có thể lên đến 28 ngày.

Các triệu chứng của bệnh cúm gia cầm
Các triệu chứng của bệnh cúm gia cầm

Con bị bệnh khi sốt cao xuất hiện biểu hiện không bình thường ở hệ thống tiêu hóa, hô hấp, sinh sản và thần kinh. Triệu chứng chung ở những con này là giảm hoạt động, giảm tiêu thụ thức ăn, gầy yếu, giảm trứng. Trường hợp nặng có biểu hiện ho, khó thở, suy sụp hô hấp; rối loạn thần kinh, ỉa chảy. Một số con co giật hoặc có tư thế không bình thường. Những triệu trứng trên có thể đồng thời xảy ra hoặc riêng lẻ.

– Gia cầm bệnh sốt cao, chảy nước mắt, đứng tụm một chỗ, lông xù.
– Phù đầu và mắt.
– Mồng, mào, yếm tím bầm.
– Da tím tái; chân xuất huyết; chảy nước dãi ở mỏ.

Bệnh tích

Virus thường đi qua đường miệng trước tiên để xâm nhập vào trong cơ thể. Tuy nhiên virus không ở lại miệng mà đi tiếp vào phía trong của đường hô hấp và đi lên kết mạc mắt. Virus thường ở lại đây trong 3-5 ngày và gây ra các bệnh tích đặc trưng như xung huyết ở mí mắt; khí quản viêm, có dịch nhầy, xuất huyết tràn lan. Tiếp đến, nó xâm nhập và gây xuất huyết gần như khắp cơ quan nội tạng trong cơ thể. Ví dụ như, xuất huyết ở cơ ngực, cơ đùi, đường ruột, dưới da, mào, tích…

Biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm

Biện pháp tốt nhất hiện nay là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Để bảo vệ đàn gia cầm nhà mình trước nguy cơ dịch bệnh, người chăn nuôi nên chủ động tiêm vắc-xin cho cả đàn.
– Vắc xin K-New H5
Được khuyến khích sử dụng để hỗ trợ trong phòng ngừa và kiểm soát các bệnh gây ra bởi Newcastle Disease và vi rút cúm chủng H5 trên gia cầm từ 8 ngày tuổi trở lên.
– Vắc xin MEDIVAC AI subtype H5N1
Medivac AI được chỉ định phòng bệnh cúm gia cầm trên gà thịt, gà trống, gà đẻ và gà giống. Medivac AI có thể dùng lúc gà 10 ngày tuổi.

Xem thêm:

Nguồn: thuoctrangtrai.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.