Bệnh viêm gan vịt và những lưu ý phòng ngừa, điều trị bệnh

Bệnh viêm gan vịt và những lưu ý phòng ngừa, điều trị bệnh
Bệnh viêm gan vịt và những lưu ý phòng ngừa, điều trị bệnh

Bệnh viêm gan vịt là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính. Căn bệnh này thường xảy ra ở vịt con dưới 6 tuần tuổi. Đặc biệt bệnh gây ra phổ biến nhất trên vịt từ 01 – 28 ngày tuổi.

Khi mắc bệnh viêm gan, vịt chết nhanh. Chỉ tập trung khoảng từ 2 – 3 ngày sau khi nhiễm. Vịt chết đột ngột, và chết với tỷ lệ cao từ 20 – 80%

Nguyên nhân gây bệnh 

Thông thường, bệnh xảy ra ở vịt con dưới 6 tuần tuổi. Đặc biệt, vịt trong khoảng từ 1 – 3 tuần tuổi là dễ mắc bệnh nhất. Viêm gan vịt lây lan rất nhanh và gây ra tỷ lệ chết cao. Nguyên nhân gây bệnh là do DHV (duck hepatis virus). Đây là một loại Enterovirus thuộc nhóm Picornaviridae. Không chỉ riêng vịt, các thủy cầm khác như ngan, ngỗng… cũng có khả năng nhiễm bệnh. Khi bị bệnh, vịt ít vận động, buồn ngủ, bỏ ăn, cánh sã. Một số trường hợp còn bị tiêu chảy. Niêm mạc miệng xanh tím và co giật chỉ sau một vài giờ.

Vịt, ngan có thể bị nhiễm bệnh viêm gan vịt qua nhiều con đường. Cụ thể là những con đường lây nhiễm sau:

– Đường tiêu hóa, hô hấp: virus lây nhiễm theo thức ăn, nước uống, không khí và vết thương trên da.

– Virus ra ngoài môi trường theo phân, nước mũi của vịt bệnh. Sau đó rơi vào  thức ăn, nước uống, chất độn chuồng, nước ao nuôi. Lúc này sẽ lây lan cho những con khác.

– Dụng cụ và không khí trong chuồng bị ô nhiễm. Hoặc quần áo giày dép, người chăn nuôi bị vịt vấy nhiễm. Tất cả đều là điều kiện lây lan bệnh.

– Vịt mẹ nhiễm bệnh viêm gan vịt truyền virus vào trứng, lây cho con con.

Vịt chỉ ngồi sau nằm liệt, nghiêng sườn hoặc nằm ngửa. Chân duỗi thẳng dọc theo thân, đầu ngoẹo lên lưng hoặc sang bên sườn. Vịt cũng có thể bị chết ở tư thế trên. Khi nhiễm bệnh,  vịt có tỷ lệ chết cao, thường từ 20 – 80%.

Bệnh tích bệnh viêm gan vịt

Bệnh tích chủ yếu tập trung ở gan. Cụ thể là gan sưng, nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹ. Bề mặt gan loang lổ với nhiều điểm xuất huyết lan rộng không ranh giới. Tuy nhiên, xuất huyết không phải thấy ở tất cả các vịt con bị chết do viêm gan.

Nếu xuất hiện điểm hoại tử trắng tức là do ghép với bệnh phó thương hàn.

Cơ tim bị nhợt nhạt (giống như bị luộc chín), màng bao tim và túi khí bị viêm.

Bệnh tích bệnh viêm gan vịt
Bệnh tích bệnh viêm gan vịt

Phòng bệnh viêm gan vịt

Cần phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan vịt.

– Đối với vịt bố mẹ, tiêm vào giai đoạn 2 tuần trước khi vào đẻ.

– Đối với vịt con:

+ Nếu vịt bố mẹ đã được chủng ngừa: tiêm vắc-xin dưới da cho vịt con khi đã được 20 ngày tuổi.

+ Trong trường hợp vịt bố mẹ chưa được tiêm chủng. Hoặc vịt bố mẹ đã được chủng ngừa nhưng vịt con đang nuôi ở vùng dịch bệnh cao. Cần tiêm ngay vắc-xin này ở ngày tuổi thứ nhất. Cách làm: nhỏ mắt mũi và lặp lại đến khi 7 ngày tuổi thì tiêm dưới da.

Điều trị bệnh 

Việc điều trị có thể không mang lại kết quả như mong muốn. Nguyên nhân do bệnh viêm gan vịt lây lan rất nhanh. Tuy nhiên cần điều trị bằng những cách sau.

– Không cho vịt xuống nước

– Tiêm KTV – Hanvet (kháng thể chống viêm gan vịt) ngay khi đã chẩn đoán được bệnh

– Dùng GLUCO + C

– Cho vịt uống SORBITOL+B12 liên tục trong 3 ngày

– Sau khi bệnh giảm, trộn MULTIVITAMIN hoặc B-COMPLEX vào cùng thức ăn 1 tuần. Việc này sẽ giúp vịt mau hồi phục hơn.

– Sát trùng, vệ sinh chuồng trại thường xuyên.

Các bạn có thể theo dõi KLT để có thêm kiến thức về nông nghiệp, chăn nuôi.

Nguồn: thuoctrangtrai.com