Bệnh gout trên gia cầm là bệnh gì? Có khó điều trị không?
Bệnh gout trên gia cầm còn có tên khác là bệnh gút trên gà hay hội chứng gút trên gà. Loại bệnh gút này xảy ra trên các loài chim, gia cầm, đặc biệt là gà. Khi bị bệnh sẽ xuất hiện những thể dạng rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng. Nó liên quan đến các tổn thương ở thận.
Nguyên nhân
Bệnh gout trên gia cầm do các acid uric có trong máu tăng cao gây lắng đọng các tinh thể urat. Các hạt cặn này có màu trắng và nhỏ li ti như đầu mũi kim. Gà bị bệnh gout có nồng độ acid uric trong máu cao. Nó có thể lên tới 44 mg/100ml máu so với 5–7 mg/100ml máu ở con gà bình thường. Đây là một dạng viêm khớp được thể hiện qua các cơn đau, sưng khớp. Do đó mà gà khó di chuyển cũng như cử động.
Nguyên nhân dẫn tới hội chứng gout trên gà có rất nhiều. Nhưng trong đó có thể kể đến bốn loại chính:
– Dinh dưỡng
– Các nguyên nhân có tính chất truyền nhiễm
– Quản lý chăn thả hoặc chọn giống ban đầu chưa đạt chất lượng.
– Những nguyên nhân gây ra hội chứng Gout phần lớn là các nguyên nhân làm suy giảm chức năng thận, gây hại và ảnh hưởng không tốt lên thận.
Các loại của bệnh gout
Bệnh gout trên gia cầm được chia thành hai loại. Phụ thuộc vào vị trí lắng đọng, tích tụ các hạt urat:
– Gút khớp: Khớp, dây chằng và màng gân bị tích tụ các tinh thể urta. Các khớp trở nên sưng tấy gây đau đớn, khó chịu, cử động vất vả. Đây là dạng mãn tính của gout. Nó có thể gây nên bởi vài yếu tố di truyền.
– Gút nội tạng: Cơ quan nội tạng như thận, gan, tim và ruột, lòng mề là nơi tihcs tụ hat urat. Đây là dạng cấp tính của bệnh và thường gặp trên gia cầm non. Gout nội tạng gây ra tỷ lệ tử vong khá cao từ 15-35%.
Biểu hiện
Khi mắc bệnh, các triệu chứng ở gia cầm thường chung chung và không điển hình. Ví dụ như gà ủ rũ, giảm ăn, lông xù, gầy xơ xác, di chuyển không bình thường. Để chẩn đoán bệnh chính xác thì bắt buộc phải mổ khám xem bệnh tích.
Các bệnh tích điển hình của bệnh gout trên gia cầm chính là sự tích tụ urat trong các cơ quan nội tạng hoặc trong các khớp. Khi thấy các tiểu thùy thận sưng to bất thường tức là bệnh đã nặng.
Điều trị
– Giảm tổng lượng thức ăn và cho gà ăn làm nhiều lần trong ngày.
– Bổ sung thuốc giải độc gan thận cho toàn đàn: pha nước uống trong 3-5 ngày.
– Sử dụng các loại acid hữu cơ như giấm, KCL, NH4CL, (NH4)2SO4 pha vào nước cho toàn đàn uống trong 3-5 ngày để acid hóa nước tiểu. Nhằm ngăn chặn không cho urat tích tụ thêm trong thận. Cần đảm bảo cho gà đủ nước uống hoặc uống nhiều nước thì càng tốt.
– Bổ sung thêm các loại thuốc giúp tăng cường công năng cho thận. Trộn vào thức ăn, liệu trình 3-5 ngày. Tỷ lệ Canxi-Phospho trong thức ăn phải cân bằng, hợp lý tùy thuộc từng đàn. Cung cấp nước tự do cả ngày, điều chỉnh chiều cao của núm, bát uống nước phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của đàn gà.
Cách phòng bệnh
Lưu ý chọn những giống ở những trang trại có chất lượng uy tín. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn. Nhiệt độ trong chuồng phải chuẩn. Thông gió cho chuồng trại mát mẻ. Quản lí tốt thức ăn nhằm tránh cho gia cầm ăn thức ăn ẩm mốc. Nước uống phải quản lí tốt vì thiếu nước là một việc rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến thận.
Quản lí tốt các mầm bệnh bằng cách tiêm thuốc đúng quy định, đúng liều lượng, đúng thời điểm, hóa chất không quá liều sẽ làm ảnh hưởng đến việc đào thải độc tố của thận. Tiêm thuốc đề kháng, chất điện giải, vitamin,…
Nói chung, phòng bệnh phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và vệ sinh môi trường của vật nuôi.
Tham khảo:
Nguồn: thuoctrangtrai.com