Dinh dưỡng giữa lúa mì và ngô loại nào tốt hơn cho gia cầm?

Dinh dưỡng giữa lúa mì và ngô loại nào tốt hơn cho gia cầm?

Ngô và lúa mỳ là hai loại ngũ cốc có hàm lượng chất dinh dưỡng rất tốt cho gia cầm. Hàm lượng protein có trong hai loại ngũ cốc này rất cao lên đến 18%. Tuy nhiên trong quá trình chăn nuôi thì người tiêu dùng lại chỉ đề cao giá trị dinh dưỡng của ngô cho gia cầm mà ít để ý hay quan tâm đến lúa mì. Vậy liệu giá trị dinh dưỡng lúa mì và ngô loại nào sẽ cao hơn và đem lại nhiều protein và các chất dinh dưỡng cho gia cầm hơn?

Dinh dưỡng giữa lúa mì và ngô

Năng lượng của các loại ngũ cốc là yếu tố đầu tiên mà người chăn nuôi sẽ quan tâm. Theo như nghiên cứu thì năng lượng của lúa mì vào khoảng 95% so với giá trị năng lượng của ngô. Đây lại là một nhận định khái quát vì các giống lúa mì thì thường có hàm lượng NSP cao; khi không biết cách tận dụng được hết thì năng lượng của lúa mì sẽ thấp hơn nhiều.

Dinh dưỡng giữa lúa mì và ngô
Dinh dưỡng giữa lúa mì và ngô

Ngoài ra, khi mà protein của lúa mì tăng đột biến thì lượng năng lượng của lúa mì sẽ thấp đi; vì lúc đó năng lượng sẽ phải nhường chỗ cho protein. May mắn thay, có những phương trình dự đoán giá trị năng lượng trong lúa mì và việc sử dụng chúng giúp mang lại độ chính xác cao cho công thức thức ăn và khả năng dự đoán năng suất của động vật.

Protein

Protein là một chất dinh dưỡng quan trọng; và có hàm lượng bị biến đổi lớn trong lúa mì. Thông thường, khi chúng ta biết được loại lúa mì là đủ cơ sở để ước tính sơ bộ về hàm lượng protein; nhưng tốt nhất vẫn là nên phân tích trong phòng thí nghiệm. Với lúa mì; hệ thống phân tích hồng ngoại gần (NIR) thường đưa ra các giá trị sử dụng của chúng; chúng được hiệu chuẩn chính xác nếu sử dụng các mẫu lúa mì có giá trị thích hợp và chính xác.

Đối với các acid amin; các giá trị của chúng không tuyến tính với protein; điều này cũng đúng với tất cả các loại ngũ cốc khác. Vì vậy, có những phương trình tính toán hàm lượng của từng acid amin dựa trên hàm lượng của protein; nên sử dụng các phương trình này; đặc biệt là với lúa mì.

Lipid

Lượng lipit (dầu/mỡ) trong lúa mì không khác nhiều so với ngô; và không có sự biến đổi lớn nào trong thành phần thân thịt khi sử dụng. Có thể thấy mỡ quầy động vật sẽ cứng hơn một chút; nhưng điều này sẽ thể hiện rõ ràng hơn với các loại ngũ cốc khác; chẳng hạn như lúa mạch. Khẩu phần ăn dựa trên lúa mì sẽ cần thêm một lượng chất béo hay dầu để duy trì mức năng lượng tổng thể trong khẩu phần. May mắn thay, lượng khô đậu nành dự kiến sẽ tăng ở Hoa Kỳ vào mùa tới; do đó giá của đậu nành sẽ tương đối rẻ; làm cho việc sử dụng lúa mì trong khẩu phần thuận lợi hơn.

Sắc tố

Lúa mì không chứa sắc tố giống như ngô. Do đó, trứng; mỡ và thậm chí cả sữa sẽ không có màu vàng/cam như khi sử dụng ngô trong khẩu phần. Trong một số trường hợp (mỡ, sữa) điều này có thể là mong muốn; nhưng trong một số trường hợp khác (lòng đỏ trứng, da gà và cả bơ) điều này sẽ là một vấn đề. Việc bổ sung màu tổng hợp hoặc tự nhiên là một thực tế phổ biến; nhưng người sử dụng hiếm khi nào biết được màu tổng hợp có được sử dụng hay không? – một vấn đề liên quan nhiều hơn đến lợi ích của người tiêu dùng hơn là các vấn đề kĩ thuật; nhưng đây là một vấn đề đáng được thảo luận.

Chất xơ

Lúa mì chứa hàm lượng chất xơ cao hơn một chút so với ngô; và hầu hết nó nằm ở phần vỏ cám. Không chỉ mỗi hàm lượng chất xơ mà cả cấu trúc của nó cũng phức tạp hơn so với ngô. NSP không chỉ làm giảm lượng năng lượng sẵn có mà còn làm giảm khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng khác (như chất xơ tổng thể nói chung); và điều này sẽ gây ra các vấn đề cụ thể; chẳng hạn như việc phân ướt và trứng bẩn ở gà. Việc bổ sung enzyme đặc hiệu khi sử dụng lúa mì được cho là có thể giảm bớt một số vấn đề trên; nhưng điều hạn chế là có rất nhiều sản phẩm enzyme trên thị trường nên rất khó để chọn đúng khi sử dụng.

dinh dưỡng giữa lúa mì và ngô
Dinh dưỡng giữa lúa mì và ngô

Chất khoáng

Lúa mì có tổng lượng khoáng bằng với ngô – một đặc điểm phổ biến ở tất cả các loại ngũ cốc. Nhưng có một điểm khác biệt trong trường hợp của lúa mì: Phần vỏ cám của lúa mì có hàm lượng phytase tự nhiên; phytase giúp cải thiện khả năng tiêu hóa Phốt pho ở các loại động vật dạ dày đơn (heo và gia cầm). Do đó, cơ thể động vật sẽ cần ít enzyme ngoại sinh hơn khi khẩu phần có lúa mì thay vì ngô; hoặc cần bổ sung thêm ít muối photphat hơn (ví dụ như mono hoặc dicalcium phosphastes)

Tổng quát về dinh dưỡng giữa lúa mì và ngô

So với ngô, lúa mì có nhiều sự biến đổi hơn; hàm lượng sắc tố cũng như năng lượng ít hơn; nhiều protein, chất xơ và phytase. Thông thường, giá lúa mì ở Hoa Kỳ không cho phép các nhà sản xuất sử dụng trong công thức thức ăn thông thường; mặc dù nó vẫn có những ưu điểm của nó. Tuy nhiên, khi giá ngô tăng cao; như dự kiến sẽ sớm tăng thì lúa mì sẽ trở thành một sự thay thế thú vị. Việc chú ý đến các vấn đề nhỏ hơn mà thường không được chú ý nhiều sẽ có thể giúp để đảm bảo việc thay thế này sẽ không mang lại cảm giác thất vọng do năng suất vật nuôi bị giảm từ những khẩu phần chưa được tính toán đúng.

Nguồn: acarevietnam.com

Xem thêm: Các loại cây lương thực

Điều chỉnh dinh dưỡng nhằm giảm stress nhiệt ở gà thịt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.