Điều chỉnh dinh dưỡng nhằm giảm stress nhiệt ở gà thịt
Môi trường là một yếu tố gây nên tình trạng stress ở người cả cả các loại gia cầm. Đối với gà thì yếu tố nhiệt độ là một trong các yếu tố gây nên tình trạng stress ở gà. Khi bị stress nhiệt ở gà thịt sẽ làm giảm sản lượng trứng và chất lượng thịt đầu ra. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất và lợi nhuận của hộ chăn nuôi.
Tác động của stress nhiệt ở gà thịt
Mức nhiệt độ thích hợp nhất cho gà thịt có thể phát triển tốt là từ 10-22oC. Nhiệt độ để gà có một bữa ăn ngon miệng vào khoảng từ 15-270C (Kampen, 1984). Một số loại gia cầm sẽ sản xuất trứng liên tục ở mức nhiệt từ 10-30oC. Trên 30oC, gia cầm sẽ giảm năng suất sản xuất trứng đồng thời sẽ tăng trưởng chậm hơn. Do đó, giảm stress nhiệt trên gà thịt bằng cách cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp sẽ có tác động tích cực.
Theo như một nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của gà thịt bị ảnh hưởng bởi lượng thức ăn chiếm khoảng 63%. Và phần còn lại phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm lượng thức ăn mà gà ăn vào; từ đó giảm chất lượng và năng suất của gà thịt.
Gợi ý cách làm giảm stress nhiệt ở gà thịt
1. Ngưng cho ăn ở thời điểm thích hợp
Chúng ta nên ngưng cho ăn 4-6 tiếng trước thời điểm nhiệt độ cao trong ngày để hạn chế việc tăng nhiệt độ cho cơ thể. Đây cũng là cách làm phổ biến đối với gà thịt. Hạn chế lượng ăn vào trước khi tiếp xúc với nhiệt có thể tăng cường khả năng chịu nhiệt của gà thịt. Việc ngưng cho ăn giúp giảm sự sinh nhiệt, giảm tốc độ tăng nhiệt độ trong cơ thể và giảm tỷ lệ tử vong ở gà thịt.
2. Giá trị năng lượng
Tăng giá trị năng lượng bằng cách bổ sung thêm chất béo vào khẩu phần. Thực tế, việc này không chỉ giúp tăng mức năng lượng ăn vào mà còn làm giảm sự sinh nhiệt của khẩu phần; giúp gia cầm đối phó tốt hơn với stress nhiệt. Khẩu phần ăn chứa nhiều chất béo (5%) đã làm giảm tác động bất lợi của stress nhiệt đối với gà thịt khi được nuôi ở nhiệt độ 29-36°C (Ghazalah và cộng sự, 2008).
Hàm lượng chất béo cao trong khẩu phần ăn giúp giảm sản xuất nhiệt; vì chất béo có mức sinh nhiệt thấp hơn so với protein (hoặc) carbonhydrate. Việc bổ sung chất béo vào khẩu phần cũng làm tăng giá trị năng lượng của các nguyên liệu khác (Mateos, 1981) và đã được chứng minh là làm giảm tốc độ di chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa; do đó làm tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất tối đa (Mateos và cộng sự, 1982)
3. Cân bằng acid amin
Cần xem xét đặc biệt đến sự cân bằng acid amin trong khẩu phần ăn. Khẩu phần ăn chứa hàm lượng protein thấp và bổ sung các acid amin thiết yếu (methionine và lysine) cho kết quả tốt hơn khẩu phần ăn giàu protein
4. Cân bằng acid-base
Bổ sung chất điện giải là cần thiết do sự mất cân bằng acid-base từ stress nhiệt. Gia cầm mất nhiều điện giải qua phân và phải được bù lại để duy trì sức khỏe và năng suất
Bổ sung carbonate và amoni clorua vào khẩu phần ăn hoặc nước uống giúp cải thiện tình trạng stress nhiệt do nhiệt độ môi trường cao.
5. Vitamin và chất điện giải
Bổ sung vitamin và chất điện giải trong mùa nóng qua nước uống từ 3-5 ngày giúp mang lại hiệu quả
6. Bổ sung acid Ascorbic
Bổ sung vitamin C có thể làm giảm tác động tiêu cực do sự gia tăng corticosteroid trong huyết tương Corticosteroid là hormone chính liên quan đến stress nhiệt trên gia cầm. Stress nhiệt có thể làm tăng nồng độ corticosteroid trong huyết tương lên 5 lần.
Bổ sung vitamin C giúp hạn chế sự tăng nhiệt độ cơ thể; kích thích sự tăng trưởng của gà thịt; cải thiện chất lượng thân thịt và liên quan tới việc tăng tỷ lệ đẻ của gia cầm; độ cứng của vỏ trứng và gà con mới nở khỏe mạnh hơn. Bổ sung vitamin C trong khẩu phần với hàm lượng 50-300mg/tấn thức ăn và 1mg/l nước uống; giúp tăng cường khả năng sống của gia cầm khi bị stress cấp tính
7. Phụ gia thức ăn Phytogenic
Tinh dầu chiết xuất từ thảo dược và cây gia vị cũng có tác dụng giảm tác động của stress nhiệt và giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch (Çabuket và cs., 2006). Bổ sung phytogenic vào khẩu phần ăn giúp giảm bớt các tác động tiêu cực từ stress nhiệt bằng cách kháng viêm và chống oxy hóa ở gia cầm
Hợp chất phytogenic nằm trong các bộ phận (ví dụ như hạt, quả, rễ và lá) của các loại thảo mộc và các cây gia vị thơm khác (như tỏi, kinh giới cay, húng tây, hương thảo, rau mùi và quế) cũng như các chất chiết xuất thực vật dưới dạng tinh dầu (Windisch và cs, 2008)
Các đặc tính có lợi của hợp chất phytogentic là từ các hoạt chất sinh học của chúng (ví dụ như carvacrol, thymol, cineole, linalool, anethole, allicin, capsaicin, allylisothiocyanate và piperine). Hầu hết các sản phẩm phụ gia thức ăn phytogenic vẫn chưa được hiểu hết đầy đủ; nhưng các tác dụng về khả năng kháng khuẩn; chống oxy hóa và thúc đẩy tăng trưởng ở gia cầm đã được báo cáo
Nguồn: acarevietnam.com