Cần chuẩn bị chuồng nuôi như thế nào khi chăn nuôi gà thịt?

Cần chuẩn bị chuồng nuôi như thế nào khi chăn nuôi gà thịt?

Chuồng nuôi gà như thế là yếu tố quyết định đến việc sinh trưởng của chúng sau này. Để có một đàn gà khỏe mạnh, chuồng nuôi cần phải được xem xét sao cho phù hợp.

 Việc chăn nuôi gà lấy thịt đang dần trở thành thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, phần lớn các hộ khi nuôi gà đều ít để tâm đến chuồng trại. Điều này ít nhiều dẫn đến những hệ lụy khó tránh về sau. Chẳng hạn như đàn gà nuôi không đạt chất lượng Tệ hơn là đề kháng của chúng yếu hoặc cũng có thể xảy ra dịch bệnh.

Chính vì vậy, trước khi nuôi gà thịt, người nuôi cần phải chú ý đến một vài điểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc một ít kinh nghiệm khi tiến hành xây chuồng gà. Bài viết chủ yếu hướng đến người có ý định xây chuồng theo kiểu trang trại. Ngoài ra, nếu bạn muốn xây chuồng đơn nhỏ, bài viết cũng sẽ giúp ích cho bạn đấy!

Làm chuồng nuôi gà thịt một cách khoa học
Làm chuồng nuôi gà thịt một cách khoa học

1. Lựa chọn địa điểm

Theo tiêu chuẩn VietGAP, điều quan trọng đầu tiên chính là chọn địa điểm xây chuồng. Ngoài việc xây chuồng ở những nơi có đủ gió, đủ ánh sáng, còn cần phải chú ý đến những điểm sau:

+ Không xây dựng chuồng gần đường giao thông.

+ Không gần trường học, khu dân cư, công sở

+ Tránh xây ở nơi có nhiều mầm bệnh khó kiểm soát như chợ, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, nơi giết mổ gia súc gia cầm

+ Có đủ diện tích đất để xây dựng khu chuồng nuôi và khu vực phụ trợ gồm nhà ở, kho chứa, nơi vệ sinh trước khi vào chăn nuôi. Hai khu vực này cách xa tối thiểu 15m. Trong khu chuồng nuôi nếu làm nhiều chuồng thì cự ly mỗi chuồng cách nhau tối thiểu 15m, nơi chứa phân và xử lý xác chết đặt ở trong khu chăn nuôi và cách chuồng nuôi tối thiểu 20 – 30m

+ Xung quanh khu vực chăn nuôi phải có tường rào kín ngăn cách với bên ngoài đảm bảo các gia súc khác và người lạ không vào được trong trại

2. Thiết kế chuồng nuôi, vườn thả, khu phụ trợ và các dụng cụ cần thiết

Chuồng nuôi

+ Chuồng nuôi làm theo kiểu thông thoáng tự nhiên với kích thước: chiều rộng 6 – 9 m,  chiều cao tính từ đầu kèo tới mặt nền chuồng 3 – 3,5m, chiều dài tùy ý nhưng ngăn thành ô, đảm bảo mỗi ô có thể nuôi từ 500 – 1000 gà có độ tuổi 4-5 tháng. Mái chuồng lợp các vật liệu(ngói, tôn, lá tùy ý).

+ Nền chuồng đầm kỹ, láng xi măng cát có độ dốc thoải dễ thoát nước khi rửa nền sau khi bán gà. Xung quanh chuồng xây tường bao cao 40cm, phần còn lại căng lưới B40 hoặc đan phên tre để có độ thoáng, bên ngoài căng bạt che gió và chắn mưa hắt. Có hiên rộng 1-1,2m, trước hiên làm rãnh nước. Phía trước mỗi cửa ra vào xây hố sát trùng.

+ Diện tích chuồng đảm bảo nuôi nhốt được khi không thể thả gà ra ngoài với mật độ nuôi từ 6-7 con/m2(nuôi 1000 gà thì phải có diện tích chuồng rộng từ 150 – 170m2)

+ Nếu nuôi gối 1,5 tháng 1 lứa thì phải có 02 chuồng, nuôi gối 2,5 tháng 1 lứa thì phải có 02 chuồng

Vườn thả

+ Vườn thả có thể là vườn phẳng hoặc sử dụng vườn đồi. Xung quanh vườn phải rào chắn đảm bảo gà khi thả không bay hoặc chui ra ngoài. Diện tích thả tối thiểu 1m2/con, nhưng không thả quá 2m2/con. Vườn thả phải san lấp phẳng không tạo thành vũng nước sau mưa, trong vườn không có nhiều cây bụi. Nếu có diện tích vườn thả được 5m2/con, cần chia thành 03 ô, mỗi ô rào lưới ngăn cách để thả được 1,5m2/con và áp dụng theo phương pháp chăn thả luân phiên theo từng ô (mỗi tháng thả vào 1 ô vườn, ô còn lại vệ sinh sát trùng)

Dụng cụ chăn nuôi

Dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống, quây úm, chụp sưởi…) và các dụng cụ khác (xẻng, xô, thúng, bình phun sát trùng…) đáp ứng đủ nhu cầu chăn nuôi và phù hợp với lứa tuổi gà, không dùng chung lẫn lộn với các mục đích khác, các dụng cụ đảm bảo dễ vệ sinh và tẩy rửa sát trùng sau mỗi lần sử dụng

Khu phụ trợ

Khu phụ trợ bao gồm nhà ở, kho chứa nguyên vật liệu, nơi vệ sinh trước khi vào chăn nuôi phải đặt riêng bên ngoài khu chuồng nuôi. Cần có hàng rào ngăn cách 2 khu với nhau. Kho chứa thức ăn phải có nền cao ráo, thông thoáng, không dột hoặc mưa hắt vào và có các kệ kê để bảo quản. Phải bố trí phòng hoặc một chỗ riêng đảm bảo khô, sạch, thoáng. Để thuốc thú y và đặt tủ lạnh bảo quản vacxin và một số kháng sinh cần bảo quản lạnh. Phải có phòng vệ sinh tắm rửa trước khi vào khu vực chuồng nuôi.

Nguồn: ttkhcn.baria-vungtau.gov.vn

Xem thêm nhiều bài viết hơn tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.