Bệnh bạch lỵ trên gà là gì? Cách phòng trị bệnh như thế nào?

Bệnh bạch lỵ trên gà là gì? Cách phòng trị bệnh như thế nào?
Bệnh bạch lỵ trên gà là gì? Cách phòng trị bệnh như thế nào?

Bệnh bạch lỵ là bệnh truyền nhiễm ở gà con dưới 3 tuần tuổi. Bệnh này do vi khuẩn Salmonella Pullorum gây nên. Đặc trưng của bệnh là gà ỉa phân trắng, bết dính quanh hậu môn. Các cơ quan nội tạng xuất hiện nhiều nốt hoại tử màu trắng xám. Bệnh bạch lỵ phổ biến khắp nơi. Gà hay các loại chim đều có khả năng mắc bệnh này. Càng lớn, gà càng có khả năng kháng bệnh cao hơn. Tuy nhiên, chúng lại trở thành vật mang trùng.

Nguyên nhân

Bệnh bạch lỵ do vi khuẩn Salmonella Pullorum gây ra. Có 3 thể kháng nguyên và độc lực như nhau. Hai yếu tố quan trọng gây phát bệnh là gà con bị lạnh và dinh dưỡng kém. Vi khuẩn có thể sống ngoài môi trường hàng tháng. Tuy nhiên, chúng mẫn cảm với các loại chất sát trùng.

Đường lây truyền bệnh bạch lỵ

– Bạch lỵ lây truyền qua hai đường: qua trứng (lây truyền dọc). Hoặc qua đường miệng, thức ăn, nước uống (lây truyền ngang).

– Truyền dọc rất nghiêm trọng do nhiễm bệnh từ gà bố mẹ mang trùng. Trứng bệnh, gà bệnh và vật mang trùng có thể phân tán mầm bệnh ở khắp nơi. Vi khuẩn Salmonella Pullorum có thể xâm nhập qua vỏ trứng từ trong tủ ấp trứng, môi trường.

Đường lây truyền bệnh bạch lỵ
Đường lây truyền bệnh bạch lỵ

– Bệnh lây qua đường miệng, thức ăn, nước uống ô nhiễm. Khi gà mổ rỉa, ăn thịt gà bệnh. Virus lây truyền qua giày dép, khay trứng, xe cộ, chất độn chuồng. Hoặc thông qua ruồi muỗi, côn trùng, chuột, chim trời, con người…

Triệu chứng

Khi nhiễm bệnh, gà ỉa phân trắng, phân dính bết vào hậu môn. Tỷ lệ gà chết do mắc bệnh bạch lỵ cao tới 100%. Tỷ lệ nở của trứng nhiễm bệnh thấp. Phôi bị sát và chết lúc 18-19 ngày tuổi. Nếu nở được thì gà con nở ra rất yếu, chết dần. Triệu chứng của bệnh bạch lỵ phụ thuộc vào một số yếu tố. Như là tuổi gà, sự can thiệp bằng kháng sinh và mức độ nhiễm. Xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn qua máu tới các phủ tạng gây tổn thương. Gà chết bắt đầu từ 4 ngày tuổi, nhiều nhất vào ngày thứ 5 và giảm dần đến ngày thứ 8.  Gà bệnh biểu hiện ủ rũ, giảm hay bỏ ăn, hở rốn, hoặc túm lại một chỗ. Gà chết nếu không can thiệp bằng kháng sinh. Có khi vẫn dùng thuốc, tỷ lệ chết vẫn 5-15%. Gà khỏi bệnh bị ảnh hưởng nhiều đến sức lớn và năng suất. Gà lớn không có biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên tỷ lệ đẻ và ấp nở giảm nghiêm trọng.

Bệnh tích 

Ngay sau khi nở, gà chết. Bệnh tích không điển hình, chỉ thấy gan và phổi xuất huyết. Gà 4-7 ngày tuổi có nhiều nốt hoại tử trắng nhỏ ở gan, lách, tim, phổi. Lách sưng, thận sung huyết, lòng đỏ không tiêu. Niệu quản chứa đầy urat màu trắng, thành ruột dày, viêm phúc mạc.

Phòng và trị bệnh bạch lỵ

– Cho gà con mới bắt về uống BIO-TETRA.COLIVIT hoặc BIO-AMCOLI PLUS. Thuốc này giúp phòng bệnh từ 3-5 ngày. Trong giai đoạn úm mỗi tuần dùng một đợt kháng sinh 2 ngày để phòng bệnh.

– Chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp cần sát trùng kĩ càng. Trứng để ấp phải sạch. Nếu trứng bẩn phải nhúng vào thuốc sát trùng BIOXIDE với liều 1ml pha vào trong 1 lít nước sạch. Sau đó mới đem đi ấp.

– Dùng phản ứng huyết thanh để kiểm tra toàn bộ đàn gà giống. Từ đó loại bỏ những con gà mang trùng.

– Gà con được nuôi dưỡng cách ly với gà lớn.

Phòng và trị bệnh bạch lỵ
Phòng và trị bệnh bạch lỵ

– Phòng bệnh cho gà khi thay đổi thời tiết. Sử dụng các kháng sinh như BIO-ENRO C, BIO-TYLODOX PLUS hoặc BIO-GENTATRIM. Thi thoảng cấp thêm cho gà vitamin như BIO-VITAMIN C 10% và BIO-ELECTROLYTES. Điều này giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa stress cho gà.

– Dùng một trong các kháng sinh cho hiệu quả cao như BIO-ENROFLOXACIN 10% ORAL hoặc BIO-AMPICOLI MAX.

– Nên cấp thêm BIO-VITA-ELECTROLYTES để tăng sức đề kháng và chống mất nước.

Hãy tìm hiểu về những bệnh gia cầm khác ở KLT nhé!

Nguồn: thuoctrangtrai.com