Mối quan hệ giữa protein với mục đích nuôi gà lấy thịt
Trong thị gà chứa rất nhiều protein. Loại thịt này không có quá nhiều chất béo nên rất được ưa chuộng. Do đó, nhiều nông trại đầu tư phương pháp nuôi gà lấy thịt. Và đương nhiên nuôi gà mục đích hướng thịt khác rất nhiều gà đẻ trứng. Đặc biệt là trong khâu ăn uống. Gà cho thịt nhiều là khi được cho ăn đủ chất, đủ lượng, đúng thời điểm. Nuôi gà thì dễ. Nhưng nuôi gà cho hiệu quả kinh tế lẫn sản lượng nông sản thì rất khó.
Sự quan trọng của protein đối với gà thịt
Protein đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể gà. Nó góp công vào quá trình trao đổi, hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Từ đó chuyển hóa những dưỡng chất để đi nuôi toàn cơ thể. Có như vậy, gà mới lớn nhanh. Nếu thiếu protein, cho dù bạn có cho gà ăn nhiều cỡ nào, hiệu quả cũng không cao. Bởi không có protein thiết yếu để gà sử dụng những dưỡng chất bạn cung cấp. Đàn gà sẽ chậm lớn dù ăn nhiều. Có lớn lên thì cũng còi cọc, thịt ít, không săn chắc. Như vậy thì chả khác nào “nước đổ lá môn”.
Nghiên cứu chỉ số protein phù hợp với gà thịt
Dinh dưỡng protein trong nuôi dưỡng gia cầm là một chỉ số dinh dưỡng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sức sản xuất và chất lượng sản phẩm. Người ta cho rằng 20 – 25 % sức sản xuất của gia cầm ảnh hưởng trực tiếp bởi dinh dưỡng protein.
Nhu cầu protein của gia cầm được tính bằng số gam protein thô cho mỗi con gia cầm trong 1 ngày đêm. Tuy nhiên gia cầm không thể tiêu hóa trực tiếp số lượng protein theo nhu cầu tính được. Nó phụ thuộc lượng thức ăn thu nhận hằng ngày. Vì vậy trong khẩu phần ăn của gia cầm, nhu cầu protein thường được biểu thị bằng tỷ lệ % protein thô.
Gà thịt cần tỉ lệ protein tương đối cao trong khẩu phần để hỗ trợ tăng trưởng nhanh. Khối lượng của gà thịt thương phẩm sẽ tăng lên gấp 50 – 55 lần trong 6 tuần sau khi nở. Một phần lớn của việc tăng trọng này là tăng trưởng các mô có nhiều protein.
Những loại axit amin cần thiết nhất với gà thịt
Dinh dưỡng protein thực chất là dinh dưỡng axit amin. Bởi vì axit amin là thành phần cấu tạo cơ bản của protein. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của động vật, người ta chia axit amin thành 2 loại. Đó là axit amin thay thế được (axit amin không thiết yếu) và không thay thế được (axit amin thiết yếu).
Đối với gà thịt có 11 axit amin không thay thế được là : valine, leucine, isoleucine, lysine, histidine, threonine, methionine, phenylalanine, tryptophan, agrinine, glycine. Trong 11 loại axit amin thiết yếu này thì có 4 loại thường có giới hạn trong thức ăn theo thứ tự từ nhiều đến ít: Methionine => lysine => threonine => tryptophan. Nếu đem so sánh với nhu cầu thì loại nào thiếu nhiều nhất ta gọi nó là axit amin có giới hạn số 1, kế đến là số 2, 3….Chỉ khi nào bổ sung đầy đủ axit amin có giới hạn số 1 thì bổ sung axit amin giới hạn 2, 3 mới có ý nghĩa.
Axit amin là một trong những dưỡng chất quan trọng trong quá trình sinh trưởng. Nó tạo ra sản phẩm và nâng cao hiệu quả hiệu suất sử dụng thức ăn. Việc xác định đúng nhu cầu axit amin cho từng đối tượng gà thịt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nuôi dưỡng.
Nhu cầu về axit amin đối với gà thịt rất biến động, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, tính biệt, môi trường, nuôi dưỡng,… Ở số tới, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tính toán tỉ lệ axit amin phù hợp với mục đích nuôi gà thịt của bạn.
Nguồn: traigiongthuha.com