Đệm lót sinh học – Giải pháp nâng cao giá trị thương phẩm của gà

Đệm lót sinh học – Giải pháp nâng cao giá trị thương phẩm của gà

Hiện nay có rất nhiều mô hình chăn nuôi đa dạng cho gia cầm nói chung và gà nói riêng. Một trong những mô hình mới nhất, đem lại thương phẩm thịt gà cao là chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học. Mô hình này giúp đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con chăn nuôi nhờ những đặc tính nổi trội của nó. Với phương thức chăn nuôi này, bà con có thể tối ưu hoá khả năng sinh trưởng của đàn gà, tối thiểu được các khoản chi phí phải bỏ ra trong chăn nuôi. Nhờ đó, nguồn lợi kinh tế thu về từ mô hình này khá cao. Để bà con có thêm cơ sở xem có quyết định đầu tư hay không, bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm về mô hình này cho bà con tham khảo

Mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học

Đây là một hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên một nền đệm lót. Đệm được làm bằng nguyên liệu có độ trơ cao (không bị nước làm nhũn nát như: trấu, mùn cưa, phoi bào, rơm, rạ….) trộn với một hệ vi sinh vật (men vi sinh).

Tăng chất lượng gà bằng cách chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học
Chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học

Những nguyên liệu làm đệm lót giúp phân hủy phân, giảm khí độc của nước tiểu và mùi hôi chuồng. Từ đó, tạo môi trường sống sạch, không ô nhiễm cho đàn gà.

Ưu điểm của chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học

Mô hình này có nhiều ưu điểm tích cực đối với cả người chăn nuôi và đàn gà.

Nâng cao giá trị thương phẩm

Phương pháp chăn nuôi này giúp gà khỏe mạnh và đồng đều nhau hơn. Tỷ lệ gà sống có thể lên đến 98%. Đệm lót sinh học còn giúp giảm tỷ lệ bệnh tật, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Gà khi xuất chuồng cũng cho ra thịt thơm ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cải thiện môi trường sống

Việc phân giải phân, làm cho mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn. Nhờ đó, môi trường sống tốt cho vật nuôi và cả người lao động được cải thiện. Lợi thế này tạo cơ hội để phát triển chăn nuôi ngay cả gần các khu dân cư.

Tiết kiệm thức ăn

Đệm lót sinh học giúp tiết kiệm 10% thức ăn. Vì ngoài thức ăn được cung cấp, gà còn thu nhận được một số chất từ nền đệm lót do sự lên men phân giải phân. Hoặc vỏ trấu, thức ăn rơi vãi. Nhờ vào một số vi sinh vật có lợi, khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của gà cũng tốt hơn. Lượng trấu tiết kiệm tới 70% so với phương pháp chăn nuôi cũ.

Đệm lót sinh học - Giải pháp nâng cao giá trị thương phẩm của gà
Chăn nuôi trên đệm lót giúp tiết kiệm thức ăn

Ngoài ra, cách chăn nuôi này còn hạn chế các mầm bệnh cho gà. Nhờ đó, giảm chi phí nhân công thú y và thuốc thú y. Người chăn nuôi có thể tiết kiệm được công sức lao động.

Hạn chế của đệm lót sinh học

Khi sử dụng phương pháp chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học, bên cạnh những lợi ích cũng có nhiều hạn chế nhất định.

Yếu tố nhiệt độ, vi sinh vật

Nền đệm lót sinh học thường luôn sinh nhiệt. Vậy nên nền chuồng thường rất nóng. Vào mùa hè thì cần lắp đặt những hệ thống chống nóng tốt. Chẳng hạn như quạt điện hay quạt hút, hệ thống phun sương trên mái chuồng, hệ thống dàn mát. Nếu không có hệ thống chống nóng ổn định thì đàn gà sẽ lớn chậm hơn rất nhiều. Vì vậy cần nuôi gà với mật độ thích hợp và đảm bảo độ thông thoáng cho chuồng.

Đệm lót sinh học - Giải pháp nâng cao giá trị thương phẩm của gà
Đảm bảo độ thông thoáng cho chuồng

Mặt khác, thời gian sử dụng đệm lót càng lâu thì các vi sinh vật càng nhiều. Chúng sẽ tích luỹ hình thành những ổ mầm bệnh trong chuồng nuôi.

Giới hạn vùng có thể áp dụng

Đệm lót sinh học chỉ thích hợp ở một số vùng, khu vực không bị ảnh hưởng của nước ngầm, lũ lụt. Khi làm đệm lót sinh học cần tìm hiểu mực nước ngầm và khả năng lũ ngập. Ở những vùng có mực nước ngầm cao hoặc vùng đất trũng dễ ngập nước, bắt buộc phải làm nền cao. Nếu lớp đệm lót làm âm xuống dưới mặt đất từ 40-60cm, nước sẽ tràn vào gây chết men và đệm lót hoàn toàn không sử dụng được.

Khâu bảo dưỡng nặng nhọc

Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi phải bảo dưỡng, đảo xới tơi đệm lót để giúp đệm tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn. Đây là một công việc nặng nhọc cần nghiên cứu và thử nghiệm máy cầm tay để xới, đảo đệm lót khi áp dụng ở quy mô chăn nuôi trang trại.

Tuy nhiên những hạn chế này nếu người chăn nuôi tìm hiểu kỹ cách áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, chăn nuôi đúng kỹ thuật đều có thể khắc phục được.

Cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác tại

Nguồn: gathavuon.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.