Chuồng nuôi và các kỹ thuật cơ bản trong việc làm chuồng nuôi gà

Chuồng nuôi và các kỹ thuật cơ bản trong việc làm chuồng nuôi gà

Muốn chăn nuôi có hiệu quả, người nuôi phải nắm rõ kiến thức về giống vật nuôi và đặc biệt là vấn đề về chuồng nuôi.

Tầm quan trọng của chăn nuôi và chuồng trại trong chăn nuôi gà

Từ xưa, người nông dân Việt Nam đã quen với việc trồng lúa, nuôi gà. Trong thời đại hiện nay, xã hội phát triển nhanh chóng hơn. Các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ tăng trưởng nhanh nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn chiếm một tỉ trọng không hề nhỏ. Đặc biệt là gà thịt. Trong những năm gần đây, lượng tiêu thụ gà thịt trên thị trường tăng lên đáng kể. Vì thế, để đáp ứng được nhu cầu cung cấp gà thịt cho thị trường, cần phải có nguồn cung ổn định.

Mô hình chăn nuôi gà thịt
Mô hình chăn nuôi gà thịt

Có thể nhận thấy rằng, tại các vùng nông thôn nước ta là những nơi cung cấp thịt gà chất lượng nhất. Tuy nhiên, người nông dân thường ít quan tâm đến vấn đề chuồng trại. Vì vậy, họ thường thiếu kinh nghiệm về mảng này, dẫn đến những khó khăn nhất định trong quá trình chăn nuôi.

Vậy, để hiểu rõ hơn về các kỹ thuật làm chuồng gà đúng cách. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết này nhé.

Một số kinh nghiệm trong việc làm chuồng trại 

Điều chúng ta cần phải thực hiện đầu tiên chính là xác định giống gà và số lượng mình muốn nuôi. Từ đó, hình dung kích thước chuồng trại. Sau đó mới tiếp tục với các bước sau:

Làm chuồng nuôi gà như thế nào

Chọn địa điểm và hướng chuồng nuôi gà
Làm chuồng gà nên bố trí gần nhà và bếp để tiện quản lý, chăm sóc và bảo vệ, làm gần vườn cây, đồi rừng để tiện chăn thả. Chuồng nên làm theo hướng đông nam hoặc hướng nam để đón ánh sáng chiếu vào sàn, đảm bảo luôn khô, thoáng… có rèm, liếp che chắn mưa, gió.

Chọn nguyên vật liệu làm chuồng nuôi gà

Chủ yếu là tường vách đất (nhào rơm và bùn trát) hoặc có thể làm tường ngăn bằng phên liếp, ván gỗ, xây gạch, đá ong… Mái lợp bằng tranh, rơm rạ, lá cọ, ngói, tôn xi măng… Chọn tre nứa già, chặt vào tháng 11-12 âm lịch là tốt nhất. Dùng những cây tre đực thẳng, luống nhỏ, chắc làm cột, khung đỡ. Nhưng đoạn giữa và gần ngọn làm sàn chuồng và ken xung quanh làm vách.

Định hình kiểu chuồng nuôi 

Làm mái lệch, chuồng có lòng rộng 1-1,2m. Mỗi chuồng làm 2-3 tầng, tầng trên cùng đặt giá các ổ đẻ. Mỗi ngăn dài 1,2- 1,5m, cao từ 0,4-0,5m. Sàn chuồng dưới cùng cách mặt đất 0,3-0,4m. Tầng thứ 2, 3 phía dưới sàn có khay đỡ phân bằng cót ép, bao xác rắn có khung đỡ có thể kéo ra kéo vào được.

Sàn chuồng làm bằng nan tre, luồng, nứa già vót hơi tròn được ken bằng mây . Tốt nhất là nên có thể tháo ra được khi cần vệ sinh, phơi nắng. Sàn chuồng gà con, gà giò dùng nan có bề mặt rộng 1,2-1,6cm, khe rộng 0,8-1cm.

Sàn chuồng gà sinh sản, gà thịt lớn dùng nan có bề mặt rộng 2-2,5cm, khe rộng 1,2-1,5cm để phân lọt xuống khay đỡ ở dưới. Mặt trước các ngăn chuồng làm bằng các nan vót tròn, có thể chống lên để cho gà ra được.

Ngăn gà con, gà giò dùng nan có đường kính 0,8-1cm, khe giữa 2 nan rộng 1-1,5cm. Ngăn gà sinh sản, gà lớn dùng nan có đường kính 1,3- 1 5cm. Khoảng cách giữa hai nan từ 2-2,5cm, để gà có thể thò đầu ra mổ thức ăn, uống nước được.

Một số điều cần lưu ý khi làm chuồng

– Chuồng nuôi gà làm đơn giản bằng vật liệu rẻ tiền như: tre, nứa, luồng, lá cọ, tranh, rạ,… hoặc xây chuồng với mái lợp bằng tôn lá hoặc ngói. Nuôi 100 gà thả vườn cần diện tích khoảng 15-20 m2.
– Nên làm chuồng sàn bằng tre, gỗ, cao 40-50 cm so với nền chuồng (nền láng xi măng) để phân gà rơi xuống dưới, tránh bẩn, ẩm ướt và dễ dàng hót phân.
– Làm chuồng nuôi gà nơi cao ráo, hướng Đông Nam, tận dụng càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt.
– Chuồng nuôi gà mái đẻ làm hơi dốc để trứng lăn về trước, tránh giập vỡ trứng và gà mổ trứng.

Hi vọng bài viết của chúng tôi đáp ứng được nhu cầu và giải đáp được thắc mắc của bà con. Nếu có thắc mắc xin vui lòng gửi bình luận ở dưới, chúng tôi sẽ cố gắng trả lời trong thời gian

Nguồn: gathavuon.net

Xem thêm nhiều bài viết tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.