Xây dựng khẩu phần ăn cho gà công nghiệp hướng thịt

Xây dựng khẩu phần ăn cho gà công nghiệp hướng thịt

Mô hình chăn nuôi gà công nghiệp khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Với mô hình này, quy trình chăn nuôi và chăm sóc đàn gà định hướng theo tính chuyên nghiệp, công nghiệp hóa. Gà công nghiệp hướng thịt sẽ được chăm sóc tập trung vào việc vỗ béo để tăng khả năng tiêu thụ về thịt cho người tiêu dùng. Để đảm bảo cho sự sinh trưởng tối ưu của gà và đạt được mục đích kinh tế đó, người chăn nuôi cần có kế hoạch nuôi dưỡng hiệu quả dành cho chúng, trong đó bao gồm cả khẩu phần ăn. Các loại gà hướng thịt phát triển qua 5 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng, khẩu phần thức ăn khác nhau. Sau đây là chi tiết cụ thể về khẩu phần ăn của gà qua các giai đoạn đó.

Giai đoạn gà con (từ 1 – 6 tuần tuổi)

Đây là giai đoạn sinh trưởng nhanh ở gà. Quá trình trao đổi chất cũng diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, thức ăn cho gà con phải đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Trong 3 tuần đầu, gà được cho ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Sau 3 tuần tuổi thì khẩu phần ăn cần hạn chế theo khối lượng cơ thể gà ở các tuần tuổi.

Xây dựng khẩu phần ăn cho gà công nghiệp hướng thịt
Xây dựng khẩu phần ăn đảm bảo sự sinh trưởng tốt cho gà con

Có thể tham khảo khẩu phần ăn phù hợp cho gà con theo căn cứ sau: Gà trống 4-6 tuần, khối lượng cơ thể từ 605-860g được cung cấp lượng thức ăn khoảng 44-54g thức ăn/ngày. Ở tuần tuổi đó, với gà mái có trrọng lượng từ 410-600g cần cung cấp khoảng từ 40-50g thức ăn/ngày.

Giai đoạn gà dò (7 – 20 tuần tuổi)

Ở giai đoạn này, gà có đặc điểm là tăng trưởng nhanh nên rất dễ bị béo phì. Vì vậy, bà con cần phải hạn chế số lượng thức ăn trong khẩu phần. Chất lượng thức ăn cũng cần giảm đi. Số lượng thức ăn giảm còn khoảng 50-70% so với mức ăn tự do ban đầu. Khẩu phần ăn có thể tham khảo xây dựng theo cơ sở sau: Gà trống có độ tuổi từ 7-20 tuần với khối lượng cơ thể từ 1-2,8kg cần  ăn khoảng 58-108g /con/ngày; Gà mái từ 7 – 20 tuần tuổi nặng từ 0,7-2kg thì ăn khoảng 54-105g/con/ngày.

Riêng đối với gà hậu bị, cần lưu ý các điểm sau để gà đẻ trứng tốt, sai trứng. Gà hậu bị cần được thực hiện chế độ ăn chống béo sớm. Đảm bảo gà sở hữu ngoại hình thon. Nhờ đó, thời kỳ đẻ trứng có thể kéo dài đến 2 tuần. Ngoài ra còn giúp tăng sản lượng trứng giống. Đặc biệt còn giúp kéo dài thời kỳ đẻ đỉnh cao, tăng số gà con/mái… Đối với gà hậu bị hướng thịt, việc thực hiện nghiêm ngặt cho ăn hạn chế là yếu tố quyết định để đạt hiệu quả cao khi gà đi vào sản xuất con giống 1 ngày tuổi.

Giai đoạn gà đẻ khởi động (21-24 tuần tuổi)

Đặc điểm của giai đoạn này là gà vừa ăn vừa đẻ. Vì thế, gà cần bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào để tăng khả năng sinh sản. Dựa trên mục đích đó, số lượng thức ăn cho gà phải tăng từ từ. Kèm theo đó, khẩu phần ăn cũng cần gia tăng về chất lượng. Bà con nên bổ sung các chất như protein, năng lượng cho gà.

Giai đoạn gà đẻ Pha 1 (25-40 tuần tuổi)

Giai đoạn này gà đẻ cao nhất. Gà hầu như đã thành thục hoàn toàn về sinh sản. Lúc này, khả năng tăng trọng của gà không đáng kể. Thế nên nguồn thức ăn chủ yếu cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng đảm bảo cho năng lực sản xuất trứng cao.

Xây dựng khẩu phần ăn cho gà công nghiệp hướng thịt
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho gà ở giai đoạn đẻ

Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng tỷ lệ thuận với lượng trứng do gà đẻ. Tỷ lệ tốt nhất cho gà ăn là vào khoảng trên dưới 160g/con/ngày.

Giai đoạn gà đẻ Pha 2 (41-64 tuần tuổi)

Giai đoạn này có thể kéo dài hoặc rút ngắn tùy theo giá cả thị trường. Đặc điểm của giai đoạn này là gà đẻ giảm dần, tích lũy mỡ bụng nhiều. Do đó, bà con nên giảm cả số lượng và chất lượng thức ăn cung cấp cho gà. Thức ăn giảm dần từ 160g xuống 145g/con/ngày.

Bài viết trên là 5 giai đoạn chăn nuôi của bất kì giống gà nào và tỷ suất dinh dưỡng ăn uống phù hợp cho chúng. Bà con có thể tham khảo và áp dụng.

Khám phá thêm những kinh nghiệm khác tại:

Nguon: gathavuon.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.