Cách Nhận Biết Chim Bồ Câu Pháp Thuần Chủng Và Nuôi Dưỡng Chúng

Cách Nhận Biết Chim Bồ Câu Pháp Thuần Chủng Và Nuôi Dưỡng Chúng

Chim bồ câu đã không còn quá xa lạ ở nước ta khi được nuôi khá phổ biến. Quy mô nuôi loài chim còn nhỏ và không mang tính kinh tế cao, chủ yếu theo hình thức nuôi để làm cảnh. Hiện nay nhu cầu tiêu dùng của thị trường chim bồ câu rất lớn nhưng vẫn chưa được khai thác hết. Thịt chim bồ câu là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ chế biến thành các món hầm với các loại dược liệu tốt cho sức khỏe khác. Nhận thấy điều này, nhiều hộ chăn nuôi đang ráo riết tìm nguồn giống bồ câu có chất lượng tốt để bắt đầu nuôi dưỡng. Trong đó, giống chim bồ câu Pháp với nhiều ưu điểm đang rất được ưa chuộng.

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những phương pháp xác định giống bồ câu Pháp thuần chủng nhanh nhất. Dựa theo những đặc điểm về màu lông và ngoại hình sẽ để đánh giá chuẩn chất lượng giống bồ câu Pháp.

Đặc điểm của bồ câu Pháp tốt

Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi. Trong một ổ chim nhất thiết có một con trống và một con mái mới tiến hành phối giống.

Muốn chim bố mẹ đẻ nhiều, nuôi con tốt phải chọn chim có lông bụng dầy mượt, khoẻ mạnh, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn. Nên mua chim đã được ghép đôi sẵn vì quy trình ghép giống khá phức tạp.

Bồ câu thuần chủng có những đặc tính riêng

Chim bồ câu mái có thể sinh sản hầu hết các mùa trong năm. Hết lứa nọ tiếp lứa kia, khoảng cách giữa hai lứa khoảng 40 ngày. Như vậy, trong những điều kiện nuôi thả hợp lý, một cặp bồ câu có thể sản sinh ra 10-11 lứa chim bồ câu con trong một năm.

Phân biệt trống mái: Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. Con mái thường có khối lượng nhẹ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua chim từ 4-5 tháng tuổi để nhìn được những đặc điểm ban đầu.

Chăm sóc và nuôi dưỡng chim 

Chim non (0-28 ngày tuổi) chim mới nở rất yếu, ít lông, chưa mở mắt và tự ăn được. Việc nuôi dưỡng hoàn toàn phụ thuộc vào chim bố mẹ. Nên chăm sóc nuôi dưỡng có tính chất quyết định đến việc chim bồ câu có đủ sức sống sót hay không.

Chim dò ( 2-6 tháng tuổi ) sau 28 ngày chim con tách mẹ gọi là chim dò. Sau khi rời tổ chim còn yếu khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ bị bệnh nên phải nuôi riêng.

Quy trình chăm sóc chim bồ câu Pháp được thực hiện tỉ mỉ

Chim sinh sản: giai đoạn này phải theo dõi kịp thời khi chim đẻ. Kịp thời bổ sung lót ổ bằng rơm sạch sẽ và diện tích che phủ để chim ấp trứng đảm bảo. Khi chim nuôi con cần thay ổ thường xuyên 2lần/ tuần và tránh tích tụ phân tại ổ đẻ. Một năm nên tiêm vắc xin phòng bệnh 3 lần cho chim.

Thức ăn cho chim bồ câu Pháp

Nhu cầu về dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim. Thức ăn cho chim có thể dùng ngô, đậu xanh, thóc… Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt.

Nên cho chim ăn vào giờ đã quy định để tạo thói quen. Thông thường 1 ngày cho chim ăn 2 lần vào 6 giờ sáng và 1 giờ chiều.

Thức ăn cho chim còn nhỏ là gạo xay trộn. Còn với chim bồ câu đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô (hay các hạt khác) xay vỡ.

Bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, đặc biệt là muối ăn. Do đó phải bổ sung thường xuyên vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn theo công thức sau: Khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 5%.

Nước rất cần thiết cho chim bồ câu. Trong các loại chim, chim bồ câu là một trong những loài tiêu thụ nhiều nước. Một cặp chim tiêu thụ trung bình 200ml nước mỗi ngày. Có lúc tăng lên 300ml vào ngày nóng và ít nhất 150ml vào lúc lạnh. Chim bồ câu thường nhúng mỏ vào nước trong suốt thời gian chúng uống nước.

Những thông tin trên sẽ rất có ích với những ai còn đang loay hoay chọn con giống chim bồ câu sao cho phù hợp. Hơn nữa còn đưa ra chế độ thức ăn và chăm sóc có lợi cho sự sinh sản của chim.

Tham khảo:

Nguồn: traigiongthuha.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.