Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng gà mổ lông

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng gà mổ lông

Tình trạng gà cắn mổ, ăn lông lẫn nhau khá phổ biến và thường diễn ra ở các trang trại nuôi gà có quy mô lớn. Đây được xem là một căn bệnh thường gặp khi chăn nuôi gà. Tùy vào mức độ bệnh mà hậu quả để lại nặng hoặc nhẹ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, gà chỉ bị trụi lông. Nghiêm trọng hơn là gà có thể mổ nhau đến chết. Để giảm thiểu rủi ro mang lại, các nhà nghiên cứu và chuyên gia chăn nuôi đã tìm hiểu và đưa ra câu trả lời cho nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bên cạnh đó, bà con được khuyến cáo nên có những biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời để tránh bị tổn thất nặng nề về mặt kinh tế. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Nguyên nhân gà mổ lông nhau

Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra tình trạng cắn mổ lông ở gà. Các nhà nghiên cứu và chuyên gia chăn nuôi đã quan sát nhiều đàn gà và thử nghiệm với nhiều môi trường chăn nuôi khác nhau. Qua đó họ đã phát hiện ra ở một số đàn gà có đặc điểm nuôi nhất định dẫn đến hiện tượng mổ, ăn lông nhau. Cụ thể:

Mật độ nuôi quá dày

Khi sống trong một không gian hạn chế, đàn gà sẽ cảm thấy khó chịu vì không có không gian để sinh hoạt. Mặt khác, mật độ nuôi gà dày khiến gia tăng tỉ lệ cạnh tranh về thức ăn, nước uống. Thậm chí là cạnh tranh về thứ bậc trong đàn. Những điều này đều có thể dẫn đến việc gà mổ và ăn lông lẫn nhau.

Chế độ dinh dưỡng cho gà

Gà nuôi công nghiệp chủ yếu ăn cám ngô, cám gạo hoặc thức ăn sẵn mà không có rau cỏ. Do đó, chúng thiếu đi một lượng chất xơ nhất định dẫn đến việc ăn lông để bổ sung chất xơ còn thiếu. Gà còn là loại có tập tính đào bới ăn côn trùng. Khi nuôi trong lồng chúng có thể thèm chất tanh và dễ cắn mổ nhau để thỏa mãn cơn thèm.

Thời tiết

Vào mùa hè, nếu chuồng nuôi quá nóng, không được thoáng khí sẽ khiến gà dễ bị stress. Chúng cắn mổ, ăn lông lẫn nhau để giải tỏa. Có những trường hợp gà cắn mổ lông rất khốc liệt dẫn đến bị xệ cánh, lòi ruột và chết rất nhiều.

Gà bị lòi trĩ

Gà rất nhạy cảm với màu đỏ. Những vật có màu đỏ thường kích thích khiến chúng bị tò mò và muốn khám phá. Vì thế, chỉ cần bất cứ vết thương nào của cá thể gà khác đều khiến chúng tò mò và lao vào mổ.

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng gà mổ lông
Vết thương do bị con gà khác mổ lông

Khi bị trĩ, phần hậu môn của gà thường có những búi trĩ bị lòi ra ngoài. Những búi trĩ này lại có màu đỏ khiến cho những con gà khác bị kích thích lao vào mổ. Kết quả các cá thể gà cắn mổ, ăn lông của nhau. Đa số bị mổ nát phần hậu môn và thường chết sau vài ngày.

Cách khắc phục gà mổ lông triệt để

Các nhà nghiên cứu và chuyên gia chăn nuôi đã thử bằng rất nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, có những biện pháp không khả thi vì chi phí cao và không phải hộ nào cũng áp dụng được. Sau đây là một số biện pháp đơn giản, hữu hiệu và ít tốn kém mà bà con có thể áp dụng.

Phương pháp đeo kính cho gà

Phương pháp này sử dụng những chiếc kính nhỏ có màu đỏ đeo lên mỏ của gà. Cách này sẽ giúp hạn chế tầm nhìn của chúng,. Sự cản trở của chiếc kính khiến chúng gặp khó khăn trong việc đuổi theo cắn mổ nhau. Từ đó, chúng sẽ bớt hung hăng hơn.

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng gà mổ lông
Đeo kính màu đỏ cho gà giúp hạn chế mổ lông nhau

Mặt khác, chiếc kính đỏ giúp phân tán sự chú ý với màu đỏ của những cá thể gà xung quanh. Điều này làm giảm đi sự tò mò của gà, làm chúng chỉ quan tâm đến chiếc kính. Việc đeo kính cho gà là một phương pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả, có thể sử dụng cho nhiều lứa gà khác nhau.

Một số phương pháp khác hạn chế gà mổ lông

Ngoài ra, bà con nên áp dụng kèm theo những cách sau để hạn chế tình trạng gà mổ lông nhau: Bổ sung rau cỏ và các chất tanh như sâu bọ, tôm tép cho gà. Vào mùa hè, chuồng trại phải thoáng mát và sạch sẽ. Nếu là các trang trại lớn cần có quạt thông gió. Đối với gà mái đẻ cần điều tiết cho gà nghỉ đẻ một cách hợp lý. Mật độ nuôi gà không được quá dày. Nếu gà con thì mật độ chuồng khoảng 10 – 12 con/m2. Gà dò thì khoảng 5 – 6 con/m2. Loại bỏ hoặc tách những cá thể gà bị thương, dị tật để không ảnh hưởng chung đến cả đàn gà.

Xem thêm các kinh nghiệm hữu ích khác tại

Nguồn: hoaiyen.vn