Mùa vịt chạy đồng: Nỗi lo dịch cúm gia cầm bùng phát tại Long An

Mùa vịt chạy đồng: Nỗi lo dịch cúm gia cầm bùng phát tại Long An
nguy cơ bùng dịch cúm gia cầm

Vụ thu hoạch đông – xuân đến cũng là lúc người nông dân lại lo về dịch cúm gia cầm bùng phát. Đây là thời điểm bắt đầu mùa vịt chạy đồng, một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch H5N1, H5N6 tại gia cầm.

Vào thời điểm này, người dân tại các huyện, tỉnh lân cận sẽ đưa vịt đến cánh đồng địa phương để kiếm ăn. Việc cho vịt chạy đồng một mặt mang lại hiệu quả kinh tế, giúp chất lượng vịt tốt hơn. Nhưng chính điều này làm tăng nguy cơ gây ra dịch cúm gia cầm.

Khó khăn trong quá trình kiểm soát dịch bệnh

Những đàn vịt hàng chục nghìn con “di cư” từ nơi này sang nơi khác, rồi lại về đồng nhà. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong quá trình kiểm soát dịch bệnh.

Được biết những đàn vịt thả đồng nhập tỉnh đều được cấp giấy chứng nhận tiêm phòng và sổ theo dõi. Nhưng có một thực trạng đáng lo ngại, sau nhiều lần chạy đồng, sổ sách hầu như đều bị thất lạc. Điều này sẽ khiến các cơ quan địa phương khó lòng kiểm soát về an toàn vệ sinh dịch bệnh.

Cả một địa bàn tỉnh hàng chục ngàn con vịt chăn thả, một số lượng rất khổng lồ. Vì thế chỉ cần một chủ vịt không thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin theo quy định, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. Và người dân dễ rơi vào cảnh trắng tay khi dịch cúm gia cầm bùng phát.

Dự báo, khi các trà lúa đông xuân được thu hoạch sẽ có trăm ngàn vịt chạy đồng đổ về Long An mang theo mối nguy dịch cúm gia cầm.
Dự báo, khi các trà lúa đông xuân được thu hoạch sẽ có trăm ngàn vịt chạy đồng đổ về Long An mang theo mối nguy dịch cúm gia cầm

Ám ảnh vịt chạy đồng

Theo Hội ND huyện Cần Đước, không chỉ có người dân địa phương nuôi vịt theo hình thức chạy đồng. Trên địa bàn huyện có rất nhiều đàn vịt từ các tỉnh khác. Quy mô của đàn vịt lên đến hàng ngàn con. Chúng được chăn thả trên những cánh đồng lúa vừa thu hoạch.

Thông thường, chủ nuôi vịt đến địa phương thỏa thuận giá cả, thuê đất, giăng lưới bao hết ruộng vừa gặt. Sau đó họ sẽ thả cho vịt ăn. Khi hết nguồn thức ăn tại ruộng, họ sẽ chuyển sang ruộng khác để nuôi tiếp.

Thường chủ nuôi vịt tự thỏa thuận với nông dân không báo qua chính quyền địa phương. Vì vậy việc kiểm soát tiêm phòng dịch cúm cho đàn vịt rất khó. Mặt khác, vịt chạy đồng luôn di chuyển qua nhiều vùng khác nhau. Nếu đàn vịt mắc dịch cúm sẽ rất dễ lây lan ra diện rộng.

Theo ông Chiêm, thông thường chủ vịt đã tiêm phòng vaccine trước cho đàn vịt chạy đồng. “Tuy nhiên, nếu chính quyền phát hiện đàn vịt chạy đồng mắc dịch sẽ đuổi đi hết không cho lưu lại” – ông chia sẻ.

Vịt chạy đồng luôn di chuyển qua nhiều vùng khác nhau nên nếu đàn vịt mắc dịch cúm gia cầm sẽ rất dễ lây lan ra diện rộng.
Vịt chạy đồng di chuyển qua nhiều vùng khác nhau rất dễ lây lan dịch cúm ra diện rộng

Nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trong mùa vịt chạy đồng

Điều đáng nói là, hiện nay tình hình cúm gia cầm ở địa phương này diễn biến rất phức tạp. Tại Cần Đước gần đây đã xuất hiện 3 ổ dịch cúm gia cầm, thủy cầm chủng H5N1, H5N6. Do đó, nguy cơ lây lan dịch cúm qua các đàn vịt chạy đồng là rất cao.

Không chỉ có Cần Đước, ở các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng thuộc khu vực Đồng Tháp Mười (Long An) cũng tương tự. Tại đây tình trạng nuôi vịt chạy đồng khi vụ lúa bắt đầu thu hoạch khó kiểm soát. Hiện một số trà lúa đông xuân ở 2 huyện này đã trổ đòng và chuẩn bị thu hoạch.

Theo Phòng NNPTNT huyện Vĩnh Hưng, vụ lúa đông xuân, huyện có hơn 40 đàn vịt chạy đồng. Tổng số lượng là hàng chục ngàn con. Đa phần các chủ đàn vịt chạy đồng đến từ các tỉnh lân cận. Tình trạng này cũng diễn ra tại huyện Tân Hưng, vụ đông xuân 2019-2020. Theo ghi nhận, đã có hàng chục đàn vịt chạy đồng. Chủ yếu từ chủ nuôi từ Đồng Tháp, An Giang chuyển đến.

Không chủ quan, lơ là với dịch bệnh

Hiện tại tình trạng dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp trên địa bàn Long An. Trước tình hình đó chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn tỉnh. Nội dung về việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Út yêu cầu các địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch. Chú trọng, tăng cường công tác thông tin truyền thông để người dân nắm bắt được tình hình dịch bệnh. Từ đó nâng cao sự chủ động trong chăn nuôi…

Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Út cũng đề nghị Sở NNPTNT phối hợp các địa phương. Các cơ quan tăng cường công tác tiêu độc, khử trùng, tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho đàn gia súc, gia cầm. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng. “Đối với, gia súc, gia cầm ra vào địa bàn tỉnh, các cơ quan chức năng và địa phương đặc biệt quan tâm và kiểm soát chặt” – ông Út chỉ đạo.

Nhân viên Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Hưng kiểm tra hộ nuôi vịt chạy đồng phòng chống dịch cúm gia cầm.
Nhân viên Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Hưng kiểm tra hộ nuôi vịt chạy đồng phòng chống dịch cúm gia cầm

Kiểm soát nghiêm ngặt đầu vào trong mùa vịt chạy đồng

Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Hưng, mỗi khi đàn vịt chạy đồng đổ về, trung tâm sẽ thành lập đoàn đến khu vực nuôi để kiểm tra. Sau đó tiến hành tiêm phòng vaccine trên đàn vịt để chủ động phòng chống dịch.

Tại mỗi nơi đến, cán bộ thú y của trung tâm yêu cầu hộ chăn nuôi xuất trình sổ tiêm phòng định kỳ. Việc khai báo quá trình vận chuyển đàn gia cầm cũng là yêu cầu bắt buộc. Đồng thời, đoàn cũng kết hợp tuyên truyền đến hộ nuôi về khả năng bùng phát, lây lan dịch cúm gia cầm. Qua đó khuyến cáo các biện pháp phòng, chống dịch cúm.

Tham khảo thêm thông tin về thị trường tiêu dùng gia cầm tại đây.

Nguồn: danviet.vn