Bất ngờ với cái tên được xưng danh tỉnh chăn nuôi gia cầm nhiều nhất cả nước

Bất ngờ với cái tên được xưng danh tỉnh chăn nuôi gia cầm nhiều nhất cả nước
chăn nuôi gia cầm

Năm 2020, ngành chăn nuôi gia cầm lại có được nhiều kết quả tốt. Sản lượng các sản phẩm tăng, cơ cấu sản xuất chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa hiện đại… Các tỉnh, thành phố có hoạt động chăn nuôi tiên tiến, thúc đẩy nhanh sự phát triển chung của ngành.

Đặc biệt phải nhắc đến Hà Nội – thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng hoạt động chăn nuôi gia cầm. Hà Nội đã áp dụng thành công khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào chăn nuôi và sản xuất. Điều này mang đến hiệu quả vượt trội, trở thành tỉnh đứng đầu trong ngành. Các sản lượng gia cầm xuất ra cũng liên tục tăng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh việc áp dụng kỹ thuật, chính sách khuyến khích đầu tư chăn nuôi cũng giúp Hà Nội khẳng định vị thế. Quy hoạch chăn nuôi đến năm 2020, định hướng đến 2030 áp dụng, là cơ sở thúc đẩy hơn nữa ngành chăn nuôi gia cầm tại thủ đô.

Không chỉ đơn thuần là chăn nuôi. Ngành nông nghiệp này đang trở thành ngành sản xuất hàng hóa. Qua đó đưa giá trị chăn nuôi GDP đạt trên 50% trong nông nghiệp. Cùng với đó là các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm. Những yếu tố trên góp phần để đưa Hà Nội trở thành tỉnh chăn nuôi gia cầm số 1 nước ta.

Hà Nội – tỉnh chăn nuôi gia cầm số 1 Việt Nam

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, tổng đàn gia súc, gia cầm của TP Hà Nội đang phát triển mạnh. Trong đó đàn trâu bò đạt 158.000 con, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng đàn gia cầm đạt 39,5 triệu con, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019. Số lượng này đang đứng đầu cả nước về tổng đàn gia cầm.

Trang trại nuôi gà thả vườn đang phát triển mạnh ở một số xã của huyện Sóc Sơn 
Trang trại nuôi gà thả vườn đang phát triển mạnh ở một số xã của huyện Sóc Sơn

Khó khăn trong hoạt động chăn nuôi gia cầm tại thủ đô

Tại hội nghị thường kỳ, Luật Chăn nuôi 2018 đã được phổ biến. Các trang trại, công ty chăn nuôi, sản xuất giống vật nuôi đã được các chuyên gia phổ biến những quy định của bộ luật mới có hiệu lực từ ngày 1-1-2020. Trong đó có những quy định như: Cấm chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư, nông dân phải ghi chép sổ sách nhật ký chăm sóc để truy xuất nguồn gốc xuất xứ…

Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai Luật Chăn nuôi, còn tồn tại một số khó khăn như. Đặc biệt phải kể đến chăn nuôi của Hà Nội nhỏ lẻ chiếm 60% số hộ. Toàn thành phố còn 738 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ rất khó kiểm soát.

Việc kê khai hoạt động chăn nuôi của các cá nhân, hộ gia đình và cơ sở chăn nuôi với UBND xã là quy định bắt buộc. Tuy nhiên điều này mới thực hiện được với những trang trại chăn nuôi lớn. Các hộ dân tự phát nhỏ lẻ chưa thực hiện, gây khó khăn cho việc quản lý dịch bệnh…

Định hướng phát triển cho Hà Nội

Phát biểu tại hội nghị, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh cần đưa Luật chăn nuôi vào thực tiễn. Để Luật áp dụng có hiệu quả, Chi cục tiếp tục phối hợp với các huyện, thị xã.

Đầu tiên cần tập trung triển khai những điểm mới của Luật: Thu phí, điều kiện chăn nuôi. Tiếp đến là xây dựng 29 cơ sở giết mổ tập trung đã được thành phố quy hoạch. Sau đó tiếp tục phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm. Điều này sẽ giúp giảm chăn nuôi nhỏ lẻ. Từ đó xây dựng mạng lưới thú y cơ sở để giám sát dịch bệnh ngay từ cơ sở, bảo đảm an toàn dịch bệnh…

>> Xem thêm: Thị trường – Tiêu dùng gia cầm

Nguồn: danviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.