Đa dạng nguồn cung ứng thực phẩm dịp cuối năm

Đa dạng nguồn cung ứng thực phẩm dịp cuối năm
Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Vì vậy, đây được xem là thời điểm vàng đẩy mạnh chăn nuôi, sản xuất. Đồng thời, xây dựng kế hoạch sản xuất, liên kết thu mua nhằm đa dạng hóa nguồn thực phẩm, thay thế những mặt hàng có nguy cơ thiếu hụt trên thị trường. Nguồn gia cầm, gia súc, thủy cầm dồi dào đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm đa dạng cho dịp cuối năm 2021.

Nhiều hộ dân chuyển sang chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy cầm.

Quy mô hộ gia đình

Thời điểm này dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) còn diễn biến phức tạp, gây nguy hiểm đối với đàn lợn.Thay vì chăn nuôi lợn, nhiều hộ dân đã chuyển sang chăn nuôi gia cầm, thủy cầm, gia súc. Ông Lê Văn Dưỡng, thôn 3, xã Quý Lộc (Yên Định), cho biết: Để phục vụ nguồn cung thịt gà vào các tháng cuối năm, gia đình ông đã tăng tổng đàn lên 6.000 con/lứa. Nếu chăn nuôi phát triển thuận lợi, gia trại sẽ cung cấp cho thị trường hơn 10 tấn gà thịt. Ngoài ra, gia đình ông còn tận dụng hơn 500m2 vườn nhà để sản xuất rau, củ, quả cung cấp cho thị trường.

Mở rộng quy mô đàn gà
Mở rộng quy mô đàn gà

Quy mô HTX, doanh nghiệp

Ngoài các hộ sản xuất nhỏ lẻ, các HTX, doanh nghiệp cũng thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi. Do đó, nguồn cung thực phẩm cuối năm được đa dạng hóa. Do ảnh hưởng bởi DTLCP, nguồn thịt lợn cung ứng ra thị trường giảm, giá sẽ tăng cao. Do đó, người tiêu dùng có thể lựa chọn thịt gà, thịt bò để thay thế cho thịt lợn. Đây là cơ hội để các cơ sở chăn nuôi gia cầm mở rộng quy mô, đẩy mạnh sản xuất. Vì vậy, HTX đã đầu tư, mở rộng tăng quy mô đàn gà. Đồng thời, đa dạng các giống gà thương phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Dự kiến HTX sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 20 – 22 tấn gà thịt.

Để đạt được mục tiêu và hiệu quả sản xuất, HTX đã thực hiện các biện pháp chăn nuôi. Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, HTX đã thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học. Bằng cách tiêm đủ các loại vắc-xin phòng bệnh, bổ sung vitamin, đàn gà tăng sức đề kháng.

Các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn triển khai kế hoạch trữ hàng

Để đảm bảo nguồn cung, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn triển khai kế hoạch trữ hàng. Cụ thể, Siêu thị Co.op Mart Thanh Hóa thực hiện dự trữ và kinh doanh với 20.000 mặt hàng. Trong đó, có hơn 8.000 mặt hàng thuộc các nhóm hàng thực phẩm. Tuy nhiên, nhu cầu mua sắm dịp cuối năm có thể sẽ tăng 10% – 15% so với ngày thường. Từ cuối tháng 10, siêu thị đã nhập các mặt hàng để tránh việc giá cả leo thang. Nhằm mang đến cho người dân sản phẩm bảo đảm chất lượng với giá cả ưu đãi nhất. Đến nay, lượng hàng phục vụ dịp cuối năm tại siêu thị đã cơ bản đáp ứng 70% nhu cầu tiêu dùng dự ước.

Chủ động dự trữ hàng hóa

Thời điểm này, nhiều địa phương và doanh nghiệp đang rục rịch chuẩn bị hàng hóa cho dịp cuối năm. Và đặc biệt là Tết Tân Sửu 2021. Hiện nay, các doanh nghiệp lớn, có thương hiệu đã chủ động dự trữ hàng hóa. Trong đó, phần lớn là lương thực, thực phẩm, hàng gia dụng thiết yếu. Với mục đích là phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của người dân những tháng cuối năm 2020. Để đa dạng hóa nguồn cung sản phẩm, tỉnh đã duy trì thường xuyên hoạt động của hệ thống thương mại. Cùng với việc bảo đảm ổn định giá thị trường, Sở Công Thương sẽ tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý nghiêm nạn đầu cơ, găm hàng, lợi dụng chính sách ưu đãi, kích cầu để trục lợi, tiêu thụ hàng lậu, hàng giả…

Mục tiêu lớn nhất là đa dạng nguồn hàng hóa và ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu. Với các phương án được triển khai rõ ràng, dự báo, nếu không có biến động bất thường, hàng hóa phục vụ cho dịp Tết sẽ dồi dào, ổn định giá cả.

Nguồn: baothanhhoa.vn