Bất ngờ với những gã khùng cất bằng đại học, chọn đi chăn vịt

Bất ngờ với những gã khùng cất bằng đại học, chọn đi chăn vịt

Vịt Cổ Lũng đang đứng trước nguy cơ bị tuyển chúng. Đứng trước điều này, nhiều gã khùng tại huyện Bá Thước (Thanh Hóa) để tạm cất bằng đại học. Thay vào đó là chọn đi chăn vịt. Lựa chọn này được nhiều người đánh giá là khá sai trái, Nhưng với những người thanh niên ở đây thì lại khác. Vậy họ có những suy nghĩ gì? Xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nhé!

Đặt bằng đại học sang 1 bên, chọn đi chăn vịt Cổ Lũng

Năm 2005, anh Hà Văn Sinh, sống tại bản La Ca, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã có lựa chọn khiến nhiều người bất ngờ. Anh tốt nghiệp Cao đẳng Nông lâm. Trong thời gian này, anh đã mưu sinh ở khắp nơi. Tuy nhiên, sau đó lại lừa chọn về quê để đi chăn vịt.

Anh chọn vừa học vừa làm, đến mười lăm năm sau thì tốt nghiệp đại học. Đa phần người dân ở đây đều là dân tộc thiểu số. Vì vậy, những ai tốt nghiệp THPT rất hiếm. Người tốt nghiệp đại học đếm trên đầu ngón tay. Nhiều người tưởng rằng, với tấm bằng đại học quý giá, Sinh sẽ bỏ nghề nuôi vịt. Sau đó chọn một công ty nào đó để gửi gắm bản thân.

Cất bằng đại học đi chăn vịt

Thế nhưng, Sinh vẫn đi tiếp con đường ít ai nghĩ đến, tiếp tục đội nón đi… chăn vịt.

Nỗi niềm trăn trở về lựa chọn đi chăn vịt

Nói về quyết định ngược đời của mình, Sinh cho biết, dù xa nhà đi học nhưng trong lòng luôn đau đáu nỗi niềm: “Chưa ở đâu tôi được ăn thịt giống vịt ngon như vịt Cổ Lũng. Nhưng giống vịt này chậm lớn, sản lượng thấp nên dân bản dần chuyển sang nuôi các giống vịt, ngan lai. Vì thế, có thời điểm giống vịt này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Từ đó, tôi trăn trở phải làm sao phát triển giống vịt này để nó vẫn là niềm tự hào của người dân Bá Thước và giúp dân bản phát triển kinh tế”.

Ngày Sinh quyết định trở về quê lập nghiệp bằng nghề chăn vịt, bố mẹ, người thân đều ngăn cản. Thế nhưng Sinh quyết tâm giữ lựa chọn của mình.

Việc chăn vịt trở thành thu nhập chính

Những lứa trứng đầu tiên được Sinh nâng niu, bảo quản cẩn thận. Sau đó đem ra thị trấn cách hơn chục km, tìm đến lò để ấp. Chúng nở ra nhưng 10 con cũng chỉ được một vài con còn giữ được những đặc điểm của vịt Cổ Lũng như cổ rụt, chân thấp, xương vóc nhỏ…

Việc chăn vịt trở thành thu nhập chính

Thời gian đầu, Sinh cho chúng ăn cám công nghiệp khoảng 1 – 2 tháng, tiêm phòng các loại vacxin. Khi chúng đã được gần 1kg, Sinh đội nón, lùa chúng ra dòng suối Nủa, quan sát cách tìm mồi và xem chúng lớn lên từng ngày. Sinh thấy vui vì đã tìm thấy ánh sáng cho lựa chọn của mình.

Chăn vịt Cổ Lũng trở thành niềm vui nhưng cũng là nguồn thu nhập chính của chàng trai trẻ, điều mà trước đó ít ai nghĩ tới.

Thành lập hợp tác xã chăn nuôi vịt Cổ Lũng

Có những thời điểm, đàn vịt Cổ Lũng trên địa bàn huyện Bá Thước chỉ còn trên dưới 1 nghìn con và chỉ mới phát triển về số lượng từ 4 – 5 năm nay. Đó cũng là thời điểm Hà Văn Sinh nâng quy mô nuôi của mình lên mỗi lứa 200 – 300 con. Để đảm bảo lúc nào cũng có hàng xuất bán, Sinh nuôi gối lứa, mỗi năm cũng nuôi được 5 – 6 lứa, tính ra cũng lãi ròng trên dưới 100 triệu đồng/năm.

Để khuyến khích dân bản nuôi vịt Cổ Lũng. Năm 2017, Sinh thành lập Hợp tác xã Phát triển chăn nuôi vịt Cổ Lũng. Sinh chịu trách nhiệm tư vấn xây dựng chuồng trại, chăm sóc, trị bệnh cho các đàn vịt của các hộ xã viên. Và tìm đầu ra cho vịt thương phẩm. Hợp tác xã hiện có 12 hộ xã viên tham gia. Mỗi hộ xã viên bình quân cung ứng ra thị trường khoảng trên 1 nghìn con vịt mỗi năm.

“Nhận nhiệm vụ tìm đầu ra cho vịt thương phẩm cũng có một chút áp lực. Thứ nhất, con đặc sản chỉ thực sự dễ đầu ra khi nuôi với số lượng vừa phải. Nuôi nhiều, nhiều hộ cùng nuôi thì đã thành sản phẩm hàng hóa nên cần có đầu ra ổn định thì dân bản mới yên tâm. Hiện nay, sản lượng bán ra đều đặn mỗi ngày trên dưới 100 con, cũng đang dễ bán. Được các nhà hàng du lịch ở Bá Thước hay thành phố Thanh Hóa đặt mua”, Sinh tâm sự.

Xem thêm: Tin nông nghiệp

Nguồn:nongnghiep.vn