Ngành chăn nuôi trong bối cảnh dịch bệnh

Ngành chăn nuôi trong bối cảnh dịch bệnh
Năm 2020 là một năm khó khăn đối với mọi mặt của đời sống. Ngành chăn nuôi cũng không ngoại lệ. Dịch COVID-19, dịch tả lợn châu Phi,… ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất của toàn ngành. Song ngành chăn nuôi vẫn vượt lên khó khăn, gặt hái những thành công nhất định. Tính đến thời điểm này, tình hình của ngành chăn nuôi đã có những tín hiệu tích cực.
Vượt lên sự khó khăn của dịch bênh, ngành chăn nuôi có những dấu hiệu tích cực
Vượt lên sự khó khăn của dịch bênh, ngành chăn nuôi có những dấu hiệu tích cực

Những khó khăn đặt ra

Cục Chăn nuôi cho biết, năm 2020, ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài tác động của đại dịch COVID-19, ngành còn chịu tác động của dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Bên cạnh đó còn có bão, lũ tại các tỉnh khu vực miền Trung.

Thực hiện các biện pháp để khắc phục khó khăn.

Trước bối cảnh khó khăn, ngành chăn nuôi đã đặt trọng tâm về công tác chỉ đạo tái đàn, tăng đàn lợn. Nhờ đó tăng nguồn cung lợn thịt, góp phần giảm giá sản phẩm và ổn định thị trường. Đồng thời, triển khai chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp với tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm,…

Đáng chú ý, trong công tác phòng, chống DTLCP, dưới sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ, ban, ngành và cả hệ thống chính trị, sau 11 tháng, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt.

Thành tích

Tổng đàn lợn cả nước đạt khoảng 26,1 triệu con

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến hết tháng 10/2020, tổng đàn lợn cả nước đạt khoảng 26,1 triệu con. Tương đương với 85% đàn lợn khi chưa có xảy ra DTLCP (tháng 1/2019). Các doanh nghiệp lớn đều cho kết quả tái đàn và mở rộng quy mô đàn lợn rất cao. Riêng báo cáo của 16 đơn vị, doanh nghiệp chăn nuôi cho thấy, đàn lợn thịt đến hết tháng 10/2020 đạt trên 5,55 triệu con. Tăng so với 1/1/2019 là 59,8% và so với 1/1/2020, tăng 55,3%.

Công tác tái đàn quy mô lớn
Công tác tái đàn quy mô lớn

Sản lượng thịt gia cầm hơi các loại nhing chung tăng

Bên cạnh đó, theo thống kê của ngành chăn nuôi, trong năm nay, sản lượng thịt gia cầm hơi các loại đạt trên 1,42 triệu tấn, tăng khoảng 9,2%. Sản lượng trứng đạt 14,5 tỷ quả, tăng khoảng 9,5% so với năm 2019. Sản lượng thịt bò hơi đạt khoảng 372,5 nghìn tấn, tăng khoảng 4,8% so với năm 2019. Giá trị sản xuất chăn nuôi ước cả năm 2020 tăng khoảng 5% so với năm 2019.

Cùng với nhiệm vụ phát triển sản xuất, trong năm 2020, ngành Chăn nuôi còn triển khai các giải pháp để hỗ trợ người dân các tỉnh miền Trung khôi phục sản xuất sau bão, lũ. Ngành đã kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ con giống, vật tư chăn nuôi thú y. Nhờ đó người chăn nuôi kịp thời khôi phục sản xuất, sớm có sản phẩm vào các tháng cuối năm.

Phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất đạt khoảng 5,5-6%

Khó khăn của năm 2021 trong ngành chăn nuôi

Theo nhận định của Cục Chăn nuôi, tình hình sản xuất chăn nuôi năm 2021 dự sẽ còn khó khăn. Dịch bệnh, nhất là DTLCP vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Điều đó ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và tăng trưởng sản xuất chăn nuôi. Thời tiết, khí hậu ngày càng biến đổi cực đoan. Ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển chăn nuôi bền vững.

Đi cùng với đó là áp lực của thị trường. Việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là thịt lợn, thịt gia súc ăn cỏ gia tăng sẽ là những thách thức đối với sản xuất chăn nuôi trong nước. Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tác động xấu đến các hoạt động kinh tế, xã hội. Nguồn lực xã hội đầu tư cho ngành chăn nuôi tiếp tục là những khó khăn. Vấn đề đó ảnh hưởng đến sản xuất và tăng trưởng chung của ngành chăn nuôi trong nước.

Mục tiêu của ngành chăn nuôi trong năm tới

Năm 2021, ngành Chăn nuôi đề ra mục tiêu, tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt khoảng 5,5-6%. Sản lượng thịt các loại đạt trên 5,7 triệu tấn. Trong đó, thịt lợn đạt khoảng 3,67 triệu tấn (tăng 6,1%). Thịt gia cầm đạt khoảng 1,5 triệu tấn (tăng 5,8%). Tthịt gia súc ăn cỏ đạt khoảng 547,3 nghìn tấn (tăng 7,9%). Sản lượng trứng đạt khoảng 15,6 tỷ quả (tăng 7,5%). Sản lượng sữa đạt khoảng 1,21 triệu tấn (tăng 11,5%).

Những giải pháp cho năm tới

Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành sẽ tích cực triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là DTLCP, bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm. Xử lý triệt để ngay những bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện còn trong phạm vi hẹp. Tập trung chỉ đạo triển khai giải pháp phát triển thị trường trong nước. Bên cạnh đó mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là sữa, thịt gia cầm, yến và tơ tằm.

Cục Chăn nuôi cũng sẽ tăng cường giám sát quản lý chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm. Kiểm soát việc sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh, hóa chất công nghiệp trong chế biến thức ăn chăn nuôi,…

Nguồn: dangcongsan.vn