Muốn thị trường chăn nuôi gia cầm phát triển, phải tháo gỡ được nút thắt này

Muốn thị trường chăn nuôi gia cầm phát triển, phải tháo gỡ được nút thắt này
Muốn thị trường chăn nuôi gia cầm phát triển, phải tháo gỡ được nút thắt này

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị trường tiêu dùng chăn nuôi gia cầm có thời điểm mất cân đối giữa cung – cầu. Cùng với đó là giá các loại gia cầm sụt giảm nghiêm trọng. Điều này khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

Bài toán khó khăn này đã khiến nhiều người phải đắn đo suy nghĩ trong việc cần hình thành quy trình chăn nuôi. Một chuỗi sản xuất khép kín kết nối từ sản xuất – chế biến phân phối – thị trường để đưa ngành chăn nuôi phát triển một cách bền vững.

Thực tế là ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đã hình thành các liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ. Thị trường cũng chuyển hướng dần từ tăng sản lượng sang tăng năng suất, chất lượng và giá trị. Chính điều này đã giúp cho các loại gia cầm được xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, ngành chăn nuôi của nước ta vẫn còn một số tồn tại và hạn chế. Vì vậy mà sức cạnh tranh kém. Điều này đã tạo ra những thách thức không nhỏ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập.

Vậy muốn thị trường chăn nuôi gia cầm phát triển, đâu là nút gỡ cho những người chăn nuôi?

Thế mạnh từ bộ giống

Kết quả 6 tháng đầu năm 2020, tổng đàn gia cầm cả nước đạt khoảng 510 triệu con. Trong đó đàn gà khoảng 410 triệu con (chiếm 80%). 100 triệu con thủy cầm (chiếm 20%). Trong tổng đàn gà thì gà thịt chiếm 79,9%, gà đẻ chiếm 20,1%. Số liệu được lấy theo thông tin từ Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam.

Trong chiến lược phát triển chăn nuôi 2020-2030 và tầm nhìn 2040, chăn nuôi gia cầm sẽ được chú ý. Và thực hiện thúc đẩy nhanh theo cả hai hướng thịt và trứng. Đến năm 2030, tỷ trọng thịt gia cầm chiếm 28-30% trong tổng sản lượng thịt các loại và 22-23 tỷ quả trứng.

Việt Nam đang sở hữu một bộ giống gia cầm phong phú, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao. Bao gồm các giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng, kiêm dụng, các giống gia cầm nhập ngoại. đặc biệt là nguồn gen gia cầm quý trong nước. từ đó lai tạo ra các dòng giống mới có năng suất và chất lượng cao.

Người chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ liên tục phải đối mặt với rủi ro, bấp bênh của thị trường. Ảnh: Hải Đăng
Người chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ liên tục phải đối mặt với rủi ro, bấp bênh của thị trường. Ảnh: Hải Đăng

Tác động nặng nề cho thị trường chăn nuôi gia cầm do dịch Covid-19

Chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, 6 tháng đầu năm 2020, thị trường sản phẩm chăn nuôi gia cầm có nhiều biến động.

Giá gà công nghiệp lông trắng trong tháng 3-4/2020 giảm mạnh, chỉ đạt từ 22.000-24.000 đồng/kg. Giá gà thịt lông màu bình quân khoảng 28.000-32.000 đg/kg. Giá vịt siêu thịt những tháng đầu năm 2020 cũng ở mức thấp từ 24.000-28.000 đồng/kg… Điều này khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, so với thị trường thịt, trứng gia cầm tươi truyền thống, thị phần sản phẩm gia cầm chế biến còn rất khiêm tốn. Theo Cục Chăn nuôi, phần lớn lượng thịt sản xuất ra đến tay người tiêu dùng vẫn ở dưới dạng tươi sống. Tỷ lệ nhóm sản phẩm thịt chế biến mới chiếm khoảng 9% tổng sản lượng thịt.

Và những nút thắt trong quá trình chăn nuôi

Cùng với sự phát triển của các chuỗi siêu thị, trong bối cảnh một số loại thực phẩm chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gây nhức nhối dư luận. Theo xu thế phát triển, nhu cầu về thịt chế biến tại Việt Nam sẽ rất lớn.

Mặt khác, giết mổ và chế biến đang là công đoạn đem lại lợi nhuận nhiều nhất trong chuỗi giá trị ngành chăn nuôi. Nếu tháo gỡ được nút thắt này, giá trị ngành chăn nuôi có thể tăng vài chục. Thậm chí 100% là chuyện hoàn toàn khả thi.

Tiểu thương chọn mua gia cầm tại chợ đầu mối Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội)
Tiểu thương chọn mua gia cầm tại chợ đầu mối Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội)

Trên cơ sở chiến lược chung cho cả nước, từng vùng nên đặt mục tiêu phát triển chăn nuôi riêng. Ví dụ, không đặt nặng tăng trưởng về số lượng ở một số tỉnh, thành như Hà Nội, Nghệ An… Cần tập trung xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, thúc đẩy liên kết trong chăn nuôi và chế biến sâu. Ông Nguyễn Văn Nam – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho hay.

Không chỉ cần làm tốt khâu sản xuất mà phải chú trọng chế biến. Phát triển thị trường cả trong nước và xuất khẩu. Kết nối được 3 khâu trọng yếu này thì sẽ mang lại giá trị cao, nhất là đối với gia cầm. Có như thế chăn nuôi mới thành một ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Từ đó mang lại sản lượng lớn, giá trị gia tăng cao.

Còn nhiều hạn chế

Đến nay ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đã hình thành các liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ. Chuyển hướng dần từ tăng sản lượng sang tăng năng suất, chất lượng và giá trị. Sản phẩm gia cầm được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Và thị trường dã bắt đầu được xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài. Theo TS Phan Văn Lục – Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam cho biết.

Kết quả đó chứng minh ngành gia cầm đã đi đúng hướng. Nhà nước có sự quan tâm, thúc đẩy về lĩnh vực giống, chế biến thức ăn. Cùng với phòng trừ dịch bệnh, cải tiến công nghệ thiết bị chăn nuôi, kỹ thuật nuôi dưỡng. Bên cạnh đó đào tạo nguồn nhân lực, chính sách, thể chế.

Tuy vậy, theo ông Lục, ngành chăn nuôi gia cầm của Việt Nam vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như việc tổ chức sản xuất chăn nuôi thiếu tính liên kết, quản trị kém, chi phí sản xuất còn cao, đặc biệt sản phẩm chưa đa dạng về chủng loại, chất lượng, giá thành còn cao nên sức cạnh tranh kém.

Nhận định của ông Lục, trong 10 năm tới, ngành gia cầm của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh ngày càng gay gắt về chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả, đặc biệt là trước bối cảnh hội nhập.

Định hướng phát triển 

Vì thế, trong giai đoạn tới, ông Lục cho rằng: Nhà nước cần tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số thúc đẩy sản xuất hiệu quả và đảm bảo truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư giết mổ chế biến thành công đa dạng sản phẩm, chất lượng cao, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu…

Nguồn: danviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.