Dự đoán sản lượng gia cầm ở châu Á sẽ tăng trong năm 2021
Châu Á là khu vực tiêu thụ sản lượng gia cầm lớn nhất nhì trên thế giới. Ở đây có rất nhiều thị trường lớn như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc. Đều là những quốc gia đông dân số. Chính vì thế nên thị trường này luôn sôi động. Mới đây, một báo cáo của Mỹ cho thấy ngành chăn nuôi gia cầm ở châu Á sôi động hơn rất nhiều so với châu Âu. Thị trường này càng được mở rộng, mặc dù phải đối mặt với đại dịch COVID – 19. Theo báo cáo còn chỉ ra rằng, châu Á vẫn đang đẩy mạnh chăn nuôi và chế biến gia cầm. Dự đoán sản lượng gia cầm ở châu Á sẽ tăng.
Đứng trước những lo ngại về đại dịch. Nhưng sản lượng tiêu thụ gà ở nhiều quốc gia ở châu Á đều tăng trưởng. Đứng trước nguy cơ nhu cầu suy giảm tại sao mọi người vẫn chăn nuôi? Lí do chủ yếu là sản lượng trong năm nay vẫn tăng nhưng không lớn hơn so với các năm. Vì thế các nước châu Á vẫn có kế hoạch mở rộng phát triển chăn nuôi. Bài viết dưới đây cho thấy được tình hình chăn nuôi và chế biến gia cầm của một số quốc gia châu Á. Đồng thời là triển vọng và kế hoạch phát triển ngành gia cầm cho năm tới.
Hàn Quốc
Sản lượng thịt gia cầm của Hàn Quốc năm 2020 ước đạt 971.000 tấn, tăng 2% so năm ngoái. Nguyên nhân là sau khi hàng loạt nhà máy giết mổ mới đi vào hoạt động. Ngoài ra, trữ lượng gia cầm bố mẹ năm 2019 tương đối cao. Qua đó nó cũng góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện mở rộng chăn nuôi gia cầm tại quốc gia này. Tuy vậy, sản lượng thịt gia cầm năm 2021 dự kiến mức tăng khiêm tốn 0,9%. Tác động là do giá bán sản phẩm tại trang trại vẫn thấp. Thêm vào là nhu cầu tiêu thụ bất ổn vẫn còn tiếp diễn đang tạo áp lực chung lên toàn ngành.
Mặc dù số lượng gia cầm được giết mổ tăng 3,4% suốt 6 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên lượng tiêu thụ lại giảm trên tổng thể do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Nhập khẩu gia cầm của Hàn Quốc trong năm 2020 dự báo giảm 10% xuống 160.000 tấn do lượng tồn kho mặt hàng gia cầm nội địa có xu hướng gia tăng trong khi tiêu thụ lại giảm.
Năm 2021, nhập khẩu gia cầm của Hàn Quốc dự kiến tăng 5% lên 168.000 tấn do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thịt gà chế biến tăng dần. Đây là nhóm mặt hàng có thể dễ dàng chế biến và sử dụng tại nhà. Lượng tiêu thụ mặt hàng này dự báo có khả năng tăng đột biến vào thời gian diễn ra sự kiện thể thao Tokyo Olympic 2021.
Nga
Nhu cầu tiêu thụ thịt gà tăng và nguồn cung dồi dào được kỳ vọng trở thành động lực nâng cao sản lượng thịt gia cầm của Nga lên 4.725 tấn vào năm 2021, theo dữ liệu của USDA. Xuất khẩu gia cầm sang thị trường truyền thống và thị trường mới trong năm 2021 ước tính 220.000 tấn. Dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2021 sẽ chậm hơn so mức 22% của năm 2020. Nhưng đất nước vẫn muốn đẩy mạnh chăn nuôi và phát triển khâu chế biến để kịp với đà tăng trưởng này.
Dự báo sản lượng gia cầm năm 2020 ước 4.715 triệu tấn. Nó chỉ tăng 1% so năm ngoái do một vài tác động từ COVID-19. Theo báo cáo mới nhất, chưa có trại nuôi gia cầm hay nhà máy chế biến nào tại Nga phải đóng cửa do các ca nhiễm corona. Tiêu thụ gia cầm tại nội địa dự báo ổn định ở mức 4.715 triệu tấn.
Trung Quốc
Sản lượng thịt gia cầm Trung Quốc dự kiến đạt mức kỷ lục 14,85 triệu tấn trong năm 2020. Theo báo cáo mới nhất của USDA, tăng 18% so mức 13,75 triệu tấn trong năm 2019. Năm ngoái, Trung Quốc đã giết mổ 9,3 tỷ con gà, gồm 4,4 tỷ con gà lông trắng, chủ yếu sử dụng cho các chuỗi thức ăn nhanh. Các công ty đầu ngành như Liaoning Wellhope Agri-Tech, nhà cung cấp cho KFC Trung Quốc Fujian Sunner Development và CP của Thái Lan đều lên kế hoạch mở rộng chăn nuôi gia cầm nhằm đáp ứng mục tiêu của Trung Quốc về một ngành sản xuất thực phẩm khép kín.
Người tiêu dùng và các nhà hàng cũng đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế thịt heo khiến giá thịt gà tăng cao. Bởi vậy chính phủ đang cố gắng đẩy mạnh chăn nuôi và chế biến gia cầm để cung cấp kịp thời cho thị trường.
Xem thêm:
Nguồn: Tapchigiacam.vn