Giống gà nòi, cách chọn gà nòi dễ nuôi và đá tốt tại Việt Nam
Gà nòi không phải là giống gà ăn thịt nhưng được rất nhiều người quan tâm. Bản thân gà là một giống ưu việt của Việt Nam. Khi được nuôi lớn, gà sẽ phục vụ các trận đấu mang tính giải trí cao. Gà có hình dạng khá đặc biệt. Ngoài thân hình to và chuẩn, gà thuộc nhóm trọc đầu. Loại gà này còn thể hiện tính cách mạnh mẽ, dáng vẻ oai và có khả năng chiến đấu bậc nhất tại Việt Nam.
Các giống
Qua quá trình lai tạo và chọn giống kĩ càng. Một số giống gà nòi nổi tiếng được những người đá gà yêu chuộng. Ở Việt Nam, mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng. Gà đòn như thần quyền, thì gà cựa thiên về đao pháp. Lối đánh nhanh và đẹp hơn. Gà đòn thì thiên về đòn thế, sức lực. Một con gà đòn hay và thành danh, là khẳng định của một giá trị của Tông gà (bổn) và luôn cả danh tiếng của sư kê. Người ta chọi gà đòn còn vì danh dự hơn là mức độ ăn thua.
Gà đòn Việt Nam đã đóng lại phần các giống gà. Có thể phân biệt rõ ràng dòng gà Việt Nam với các dòng đòn khác. Không khó để nhận ra chúng. Ngoài ra còn có giống gà chín cựa huấn luyện thành gà nò. Con gà giống chín cựa đất thủy tổ là một con gà chọi chính cống với đặc điểm hiếu chiến và hung dữ. Tuy có chín cựa nhưng nó chưa đủ để thành một thần kê trong truyền thuyết vì vóc dáng xấu, lông ngắn, chân chì.
Gà nòi đòn là giống gà trụi cổ và là giống gà cổ xưa. Gà đòn là giống gà cổ trụi, chân cao, cốt lớn dùng để đá chân trơn, hoặt bịt cựa, đây là giống gà tổ tiên cũa dòng gà chọi. Gà đòn có thể trạng khá lớn so với các dòng gà khác, gan lỳ và dũng mãnh. Tuy không nhanh nhẹn như dòng gà nòi cựa, nhưng đòn đá rất mạnh. Với gà đòn, loại này có hai dòng rõ rệt: Một dòng là mã chĩ (mả Kim) và dòng mã lại (mã mái).
Miền Bắc
Miền Bắc có gà Thổ hà (Bắc Giang) Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội). Ngoài ra, tại đa số các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú thọ, Sơn la đều có các dòng gà nòi riêng.
Miền Trung
Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Khánh Hòa có gà Phan Rang; Phú Yên có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh. Đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà Bình Định phải kiêng dè, thận trọng. Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà Mộc Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài, đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).
Gà đòn thường được nuôi ở khu vực phía Bắc, miền Trung. Chúng có trọng lượng chừng 2,8 kg-4,0 kg. Gà dùng đòn để đánh gà đối phương đến khi thắng.
Miền Nam
Miền Nam có gà Chợ Lách (Bến Tre), gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), gà Châu Đốc (An Giang), gà Bà Điểm. Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà. Gà nòi cựa hay còn gọi là gà nòi, nhưng để phân biệt với giống gà nòi của Miền bắc, nên có nhiều nơi người ta gọi là gà cựa, hay gà nòi cựa, xuất xứ cũa nó là do những di dân từ Chiêm Thành khai phá vào miền Nam, khi đi họ mang theo lương thực là những giống gia cầm, một số đã sống sót và phát triển nên dòng gà nòi ngày nay.
Đây có thể nói là một giống tốt. Sắc lông chúng đa dạng đủ màu sắc, hình dáng thanh tú, hùng dũng. Đặc biệt gà có cặp cựa dài và rất gan dạ hiếu chiến. Gà vô cùng nhanh và hiếu chiến. Thịt gà ngon, sản lượng trứng không nhìêu mỗi lứa chỉ từ 7-12 trứng. Người ta nuôi và gắn cho chúng một cặp cựa sắc khi đá. Đá gà trong Nam thường gắn liền với tiền cược, có khi lên rất cao. Gà cựa có trọng lượng nhỏ hơn thường là dưới 3,0 kg.
Chọn gà nòi đá
Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay.
Đặc điểm hình dáng
Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài. Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường, ngoài ra phải xem kỹ chân gà (xem giò xem cẳng). Ngũ thường gồm:
Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.
Cổ to, dài, thẳng.
Lưng rộng, cánh dài.
Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.
Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô.
Đặc điểm màu lông
Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó… Thông thường, có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô. Dân gian mới có câu rằng: Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt.
Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua. Ngược lại, gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu: Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua/Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.
Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu: Gà ô chân trắng mỏ ngà/đá đâu thắng đấy gọi là thần kê. Tuy nhiên, có câu “dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài”, cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài. Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: “Con gà tức nhau tiếng gáy”.
Đặc điểm vảy gà
Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh co 2 cua rung rinh ga ay moi quy; đặc biệt gà có vảy “đệ nhất thần đao” (linh giáp tử) được gọi là linh kê…
Xem thêm những giống gà thú vị khác tại KLT.
Nguồn: Traigiongthuha