Ấn Độ kêu gọi không nên lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà

Ấn Độ kêu gọi không nên lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà

Người ta thường nghĩ chăn nuôi gà không hề khó khăn. Tuy nhiên bạn không biết được rằng gà thường rất hay bị bệnh và có sức đề kháng yếu. Người ta phải tiêm phòng rất nhiều cho gà. Khi còn là gà con đến khi lớn đều có những khoảng thời gian mắc những căn bệnh đặc thù khác nhau. Chính vì thế người ta thường cho gà uống thuốc kháng sinh. Nó có thể giữ có đàn gà khỏe mạnh, có sức đề kháng. Tuy nhiên gần đây ở Ấn Độ kêu gọi không nên lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà.

Thuốc kháng sinh là loại thuốc giúp tăng sức đề kháng cho người và động vật. Trong chăn nuôi, thuốc là công cụ để người dân nuôi gà khỏe mạnh. Qua đó góp phần cung cấp nguồn thực phẩm lành mạnh và an toàn cho sức khỏe. Vậy tại sao ở Ấn Độ là kêu gọi mọi người không nên dùng quá nhiều? Có rất nhiều lí do dẫn đến lời kêu gọi đó. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do đã tìm ra gen sinh sản siêu vi khuẩn ở một bệnh nhân từ New Delhi.

Các cơ quan hiện nay vẫn chưa siết chặt việc mua kháng sinh mà không cần đơn. Sắp tới khi sản lượng gà tăng vọt thì nguy cơ sử dụng nhiều kháng sinh càng cao. Hãy xem bài viết dưới để xem những mối nguy khi lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà.

Nguy cơ từ trang trại chăn nuôi lo ngại “ổ chứa vi khuẩn”

Tại các trang trại chăn nuôi gà ở Ấn Độ, tình trạng lạm dụng kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi diễn ra khá phổ biến. Tất cả các loại kháng sinh được liệt kê trong nhật ký đều hợp pháp để sử dụng trong thú y ở Ấn Độ. Tuy nhiên hai loại bị cấm hoặc không được chấp thuận sử dụng cho gia cầm ở Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có Canada, Liên minh châu Âu và Australia,…

Trên toàn thế giới, động vật tiêu thụ nhiều thuốc kháng sinh hơn con người, số lượng các nhà nghiên cứu ước tính sẽ tăng 67% trong 20 năm đến năm 2030 khi Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và các nước đang phát triển khác mở rộng chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu về protein động vật.

Người dân Ấn Độ cho gà ăn
Người dân Ấn Độ cho gà ăn

Trong khi thuốc kháng sinh đang giúp duy trì chăn nuôi thâm canh. Các bác sĩ lo ngại việc sử dụng chúng không được kiểm soát trong các trang trại. Nó đang biến động vật thành ổ chứa vi khuẩn khó tiêu diệt có thể lây lan nhanh chóng ra toàn cầu. G. Bal Reddy, chủ một trại gà cho biết “Chúng tôi phải sử dụng nhiều loại thuốc hơn trong những ngày này. Dịch bệnh ngày càng khó đánh bại trong hai đến ba năm qua”.

Cách trang trại gia cầm ở bang Telangana khoảng 100 km, các nhà vi trùng học của Trường Đại học y khoa đang nghiên cứu một loại vi khuẩn lây lan chủ yếu trong các bệnh viện vào tháng 6 đã báo cáo rằng 6,7% mẫu vật kháng tất cả các loại kháng sinh.

Liên đới khó lường

Tổng Giám đốc Tổ chức y tế Thế giới Margaret Chan cho biết trong một email: “Thế giới đang trên bờ vực mất đi các phương pháp chữa bệnh thần kỳ. Một khi thuốc kháng sinh hết tác dụng, việc thay khớp háng, cấy ghép nội tạng, hóa trị ung thư và chăm sóc trẻ sinh non sẽ khó khăn hơn rất nhiều hoặc thậm chí rất nguy hiểm để thực hiện.

Kháng thuốc kháng sinh ở người
Kháng thuốc kháng sinh ở người

Theo một báo cáo tháng 2/2016 về tình trạng kháng thuốc do Thủ tướng Anh David Cameron ủy nhiệm, thất bại trong việc xử lý bệnh nhiễm trùng kháng thuốc sẽ dẫn đến thêm 10 triệu ca tử vong mỗi năm và gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 100 nghìn tỷ đô la vào năm 2050. Jim o’Neill, nhà kinh tế học người Anh, người đã đặt ra từ viết tắt BRIC cho Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, là chủ tọa của cuộc đánh giá độc lập.

Vi trùng kháng thuốc

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc cho biết vào ngày 10/2, vi trùng có khả năng kháng thuốc. Nó có thể lây lan ra quốc tế ở những du khách bị nhiễm bệnh trong vài giờ. Vì vậy đe dọa đảo ngược tiến bộ của một thế kỷ đối với sức khỏe con người và động vật. Đồng thời đó cũng là nguy cơ đối với an ninh lương thực toàn cầu.

Một hội đồng tư vấn cho Chính phủ Ấn Độ vào năm 2011 đã kêu gọi hạn chế sử dụng kháng sinh ở cả người và động vật. Sau khi phát hiện ra gen sinh sản siêu vi khuẩn ở một bệnh nhân từ New Delhi. Nó lây lan sang hàng chục quốc gia trong vòng vài năm. Năm năm sau, vẫn không có quy định nào quản lý việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

Xem thêm:

Nguồn: Tapchigiacam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.