Giá cao su tự nhiên tăng đột biến khiến thị trường “rối loạn”

Giá cao su tự nhiên tăng đột biến khiến thị trường “rối loạn”

Từ tháng 9 vừa qua, giá cao su tự nhiên đã đảo chiều và đang tăng đột biến. Chính việc này đã khiến thị trường “rối loạn” suốt thời gian qua. Nhiều chuyên gia cho biết sự tình diễn ra do nguồn cung đã ít đi rất nhiều. Đồng thời cũng do việc nhu cầu sử dụng bao tay lao động, bao tay cao su tăng cao. Không chỉ riêng gì Việt Nam mà cả thị trường quốc tế cũng đang gặp tình trạng này. Và đây có thể là đợt giá thành cao su tăng cao đến không tưởng, kỷ luật trong suốt nhiều năm qua. 

Bạn có biết lý do thực sự khiến gia cao su tăng đột biến là vì sao? Giá thành/thị trường đã biến động như thế nào tự sự kiện này? Nếu chưa biết thì mời mọi người đọc bài viết này để cùng KLT tìm hiểu nhé.

Giá cao su tự nhiên tăng độ biến trên thị trường quốc tế

Giá cao su tăng mạnh ở thị trường Thái Lan

Ông Luckchai Kittipol, chủ tịch danh dự Hiệp hội Cao su Thái Lan cho biết một điều. Đó là thị trường cao su đang rất lạc quan và triển vọng. Khi giá cao su tấm hun khói loại 3 lần đầu tiên đạt 60 bạt/kg vào ngày 1/9/2020. Đây là một mức giá cao chưa từng có sau hơn một thập kỷ. Theo đó, giá mặt hàng này đã tăng từ mốc 58,25 bạt/kg vào ngày 31/8. Và 40,99 bạt hồi đầu năm.

Giá cao su tự nhiên tăng độ biến vào cuối năm 2020.
Giá cao su tự nhiên tăng độ biến vào cuối năm 2020.

Theo các chuyên gia, ngành cao su của Thái Lan thường tập trung chủ yếu vào cao su tấm. Toàn bộ đều được sử dụng làm nguyên liệu thô để sản xuất lốp ô tô. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới. Chính điều này đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đối với các loại găng tay cao su bảo hộ. Như thế sẽ đồng nghĩa đẩy giá cao su tăng lên. Từ đó, các nhà máy đã chuyển hướng sang thu hoạch mủ cao su. Chủ yếu dùng để sản xuất găng tay cao su.

Ông Luckchai cho biết, năm nay sản lượng mủ cao su của Thái Lan dự kiến ​​chiếm tới 30% tổng sản lượng cao su, tăng so với mức 20% của năm 2019.

Giá cao su tự nhiên cũng tăng mạnh tại thị trường các nước quốc tế

Vào cuối năm ngoái, Thái Lan đã trở thành nhà sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới. Với sản lượng 4,8 triệu tấn, trong đó xuất khẩu chiếm gần 4 triệu tấn. Đạt tổng kim ngạch 11,2 tỷ USD, tăng 2% và đưa nước này vươn lên vị trí thứ tư. Cụ thể là về xuất khẩu các sản phẩm cao su và cao su chế biến. Chỉ xếp duy nhất sau Trung Quốc, Đức và Mỹ.

Các thị trường tiêu thụ cao su lớn hiện nay gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN và Australia, với sản phẩm lốp ô tô chiếm 51% lượng xuất khẩu, tiếp theo là cao su tổng hợp và găng tay cao su lần lượt là 19% và 11%.

Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, nhu cầu thế giới về sản phẩm găng tay bảo hộ sẽ tiếp tục tăng mạnh do đại dịch coronavirus, khiến khu vực xuất khẩu mặt hàng này của Thái Lan hiện đã tăng tới 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái và đưa kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2020 lên 959 triệu USD.

Năm 2019, Thái Lan đã sản xuất hơn 20 tỷ chiếc găng tay cao su bảo hộ. Trong đó xuất khẩu chiếm 89% tổng sản lượng,  thu về 1,2 tỷ USD. Nước này là nhà xuất khẩu găng tay cao su lớn thứ ba thế giới, sau Malaysia và Trung Quốc.

Nguồn cung cao su tự nhiên không đáp ứng đủ thị trường

Theo ông Luckchai, sản lượng cao su tự nhiên của Thái Lan năm nay ước tính chỉ ở mức 4,5 triệu tấn, trong đó xuất khẩu chiếm từ 3,8-3,9 triệu tấn, thấp hơn năm ngoái do mưa nhiều và khan hiếm lao động. Mặt khác vài năm qua, do giá cao su tự nhiên giảm cũng là một nguyên nhân khiến cho sản lượng giảm vì nó không khuyến khích nông dân trồng và bỏ bê khai thác cao su.

Nguồn cung cao su tự nhiên chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.
Nguồn cung cao su tự nhiên chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.

Ngoài ra cũng chứng kiến sự sụt giảm tương tự tại hầu hết các quốc gia thuộc cộng đồng trồng cao su khối CLMV, bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam trong khoảng gần một thập kỷ qua. Tuy nhiên hiện khối CLMV vẫn cung cấp 5,3% sản lượng hàng hóa cho thị trường cao su toàn cầu.

Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới cũng đã tăng cường nhập khẩu cao su từ khối CLMV để đáp ứng các nhu cầu trong nước.

Ông Luckchai cho biết, lượng tiêu thụ cao su trong nước năm nay dự kiến ​​sẽ tăng lên 900.000 tấn so với mức 800.000 tấn của năm ngoái khi Bộ Giao thông Thái Lan quyết định sử dụng cao su tự nhiên để sản xuất lưới chắn trên các tuyến đường trên phạm vi toàn quốc. Vị chuyên gia này đồng thời cũng đề nghị, chính phủ cần thúc đẩy việc sử dụng cao su tự nhiên trong nước để duy trì giá nội địa và giảm phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu, hiện chiếm tới 80%.

Tham khảo:

Nguồn: nongnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.