Vải Lục Ngạn được thương lái Trung Quốc thu mua bất chấp dịch COVID

Vải Lục Ngạn được thương lái Trung Quốc thu mua bất chấp dịch COVID

Vải Lục Ngạn của Việt Nam nổi tiếng đến mức thương lái Trung Quốc bất dịch COVID để thu mua. Vào cuối tháng 5 – thời điểm tâm dịch Corana nhưng đã có 300 thương lái Trung Quốc đến nước ta. Tin có người dân từ xứ bạn sang “thăm” đã khiến cư dân Việt Nam hết sức lo lắng. Tuy nhiên tổng cộng 309 người đã được kiểm tra sức khỏe và thực hiện cách ly. Chính việc này đã cho thấy nông sản ở nước ta cực kỳ chất lượng, nổi tiếng.

Vậy vải của huyện Lục Ngạn có gì mà lại thu hút sự chú ý của thương lái nước bạn đến thế? Những người bạn Trung Quốc này đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe xã hội lúc bấy giờ hay không? Hãy cùng đọc phần nội dung phía dưới đây để hiểu rõ hơn tin siêu sốc này nhé.

309 thương lái Trung Quốc đến Việt Nam thu mua vải Lục Ngạn lúc tâm dịch COVID

Huyện Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang đã gửi văn bản đề nghị Bộ Công an. Và được chấp thuận danh sách cho 309 thương nhân Trung Quốc nhập cảnh theo quy định. Danh sách đã được UBND huyện chuyển đến cơ quan Biên phòng tỉnh Lạng Sơn và một số đơn vị liên quan. Các thương nhân này sẽ đến địa phương thu mua vải của người dân.

 

Hơn 300 thương lái Trung Quốc đến Việt Nam thu mua vải Lục Ngạn.
Hơn 300 thương lái Trung Quốc đến Việt Nam thu mua vải Lục Ngạn.

Huyện Lục Ngạn đã chủ động bố trí 5 khách sạn, nhà nghỉ để đón thương nhân nước ngoài. Họ đã cách ly y tế tập trung đủ 14 ngày theo đúng quy định của Bộ Y tế. Các biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 đều được thực hiện.

UBND huyện Lục Ngạn cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn. Đặc biệt là quản lý thị trường và các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát. Kiểm soát việc chống gian lận thương mại tại các điểm thu mua vải thiều. Tránh không để thương lái lợi dụng ảnh hưởng của COVID để ép giá, trừ lùi cân khi thu mua.

Vải Lục Ngạn cực kỳ nổi tiếng và chỉ có vào tháng 6, 7

Tổng diện tích trồng vải toàn huyện được duy trì gần 15.300 ha, trong đó vải chín sớm khoảng 2.000 ha, chiếm 13%; vải thiều chính vụ  khoảng 13.300 ha, chiếm 87%; dự báo sản lượng đạt trên 85.000 tấn.

Vụ vải thiều chính vụ thu hoạch từ 10/6 – 30/7. Trước đó, vải chín sớm đã thu hoạch từ ngày 25/5.

Vải Lục Ngạn là đặc sản của nước ta.
Vải Lục Ngạn là đặc sản của nước ta.

Tính đến ngày 29/5, toàn huyện đã thu hoạch, tiêu thụ được 415 tấn vải chín sớm, tập trung tại các xã: Phượng Sơn, Tân Mộc, Giáp Sơn, Phì Điền…

Hiện, toàn huyện Lục Ngạn đang có 11.000 ha sản xuất theo quy trình VietGap; 100 ha diện tích sản xuất chuẩn GlobalGap; duy trì 217 ha vải thiều của 394 hộ sản xuất được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp 18 mã số xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Giải pháp kinh doanh, xuất khẩu vải Lục Ngạn trong tâm dịch

Đồng thời, phía Trung Quốc đã cấp 36 mã số đối với toàn bộ vùng trồng vải thiều Lục Ngạn và 299 doanh nghiệp, HTX, cơ sở được công nhận đủ điều kiện đóng gói, xuất khẩu chính ngạch quả vải thiều tươi vào thị trường Trung Quốc.

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước còn diễn biến phức tạp. UBND huyện Lục Ngạn đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ nhân dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải thiều theo 3 phương án:

Phương án 1 – khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài ở cả trong nước và trên thế giới

Vải sẽ tiêu thụ chủ yếu ở trong nước và chế biến. Giải pháp hàng đầu là đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ nội địa, chế biến (sấy khô, đóng hộp, ép nước) và trữ lạnh.

Phương án 2 – khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát nhưng chưa hết dịch

Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa; xuất khẩu thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á và chế biến.

Phương án 3 – khi tình hình dịch bệnh covid-19 được ngăn chặn 

Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ như những năm trước. Hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán quả vải tươi và chế biến vải thiều tại chỗ như: đóng hộp, ép nước, sấy khô.

Trên địa bàn huyện Lục Ngạn hiện có 500 điểm cân của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động thu mua, tiêu thụ vải thiều, khoảng 400 lò sấy của nhân dân, có thể sấy khổ từ 13.00 – 15.000 tấn quả.

Tham khảo:

Nguồn: nongnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.