Tìm Hiểu 4 Nguyên Nhân Chính Khiến Gà Ngừng Đẻ
Trong mỗi bữa ăn hằng ngày trong gia đình thì trứng có lẽ là loại thực phẩm có tần suất xuất hiện nhiều nhất. Vừa dễ chế biến, dễ ăn, giá cả lại phải chăng nên luôn được ưu tiên chọn mua. Do vậy nên những hộ chăn nuôi gà đẻ trứng luôn cho nguồn khách hàng dồi dào. Nhưng không phải lúc nào gà cũng cho trứng đều đặn như ta mong muốn. Những điều kiện ngoại sinh tác động như bệnh tật, nhiệt độ, môi trường, thức ăn. Tất cả đều có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng cho trứng của gà. Để đi sâu tìm hiểu nguyên nhân gà ngừng đẻ trứng và tìm cách khắc phục.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp 4 nguyên nhân chính khiến gà ngừng cho trứng. Người chăn nuôi có thể dựa vào đây để tìm ra nguyên nhân và phòng ngừa cho đàn gà của mình.
Nhiệt độ môi trường
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến sản lượng trứng thông qua mức độ tiêu tốn thức ăn của gà.
Ở nhiệt độ thấp mức tiêu thụ thức ăn của gà cao. Lượng thức ăn này được sử dụng cho việc sản xuất ra một quả trứng là cao. Trong khi đó nhiệt độ cao sẽ làm giảm mức tiêu thụ thức ăn của gà, lượng thức ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, và như vậy sản lượng trứng sẽ bị giảm đi.
Vì vậy khi nhiệt độ trong chuồng nuôi phù hợp, năng suất đẻ trứng của gà cũng sẽ tăng lên. Với biên độ nhiệt ổn định khoảng từ 20 đến 25 độ C thì khả năng sinh sản của gà là rất tốt. Đảm bảo nhiệt độ trung bình ổn định đồng nghĩa với khả năng cho trứng đều đặn và gà không ngừng đẻ trứng.
Thời gian chiếu sáng
Trong các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sản lượng trứng thì yếu tố về thời gian chiếu sáng. Đối với gà sinh sản, chế độ chiếu sáng phù hợp sẽ kích thích sự phát triển của nang trứng. Mặt khác còn điều tiết quá trình rụng trứng của chúng.
Ở chế độ chiếu sáng 14h sáng và 16h tối thì khối lượng trứng tăng lên 2,9g. Khi so với chế độ 14h sáng và 10h tối. Do đó bà con cần lưu ý để đảm bảo thời gian chiếu sáng của gà sinh sản. Trước và trong suốt quá trình khai thác trứng.
Bên cạnh đó để nâng cao sức sinh sản của đàn gà thì bà con phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của chúng. Nên thực hiện hằng ngày để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.
Độ dài của ngày
Gà rất nhạy cảm với độ dài ngày hay thời gian chiếu sáng trong ngày, đặc biệt là gà đẻ trứng. Khi thời gian chiếu sáng giảm thì tỉ lệ đẻ trong đàn cũng giảm theo. Đối với những trang trại có gà đẻ vào cuối mùa hè sang đầu mùa thu. Khi thời gian ban ngày ngắn tỉ lệ đẻ của đàn gà cũng giảm.
Cách để cải thiện vấn đề này là nên chiếu sáng cho gà bằng ánh sáng nhân tạo như: thắp điện, sử dụng bóng đèn sợi đốt…
Khâu chọn giống
Ngoài các yếu tố nhiệt độ, thời gian, độ dài ngày thì nguyên nhân quan trọng nhất khiến gà ngừng đẻ trứng là do khâu chọn giống kém.
Giống là tiền đề quan trọng để công việc chăn nuôi được thuận lợi, bởi nếu con giống chất lượng kém hay không phù hợp sẽ kéo theo những chuỗi thiệt hại trong chăn nuôi về sau. Vì vậy bà con cần lựa chọn cẩn thận, gà giống phải có giấy tờ đầy đủ, thể trạng khỏe mạnh.
Thực tế cho thấy, thay vì nhập gà giống từ bên ngoài. Nhiều hộ chăn nuôi đã chủ động nhân giống bằng máy ấp trứng. Vừa chủ động chất lượng gà con vừa tiết kiệm chi phí nhập giống.
Từ các nguyên nhân trên ta thấy hiện tượng gà ngừng đẻ trứng không quá khó khăn để khắc phục. Người chăn nuôi cần chăm sóc đàn gà thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời. Tránh được những thiệt hại không đáng có.