Phát hiện và điều trị bệnh viêm phế quản IB trên gà

Phát hiện và điều trị bệnh viêm phế quản IB trên gà
Phát hiện và điều trị bệnh viêm phế quản IB trên gà

Bệnh viêm phế quản IB là một căn bệnh truyền nhiễm trên gia cầm rất nghiêm trọng. Bệnh lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ vào năm 1931. Corona virus (ARN virus) được cho là nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản IB ở gà. Bệnh này gây thiệt hại lớn về kinh tế. Mọi lứa tuổi gà đều có thể mắc bệnh và viêm phế quản IB xảy ra quanh năm. Tỷ lệ mắc bệnh này rất cao, khoảng 50 – 100%, nhưng tỷ lệ chết chỉ 0 – 25%. Bệnh viêm phế quản IB đặc biệt nguy hiểm với gà con dưới 1 tháng tuổi. Bên cạnh đó, nó gây thiệt hại nghiêm trọng với gà nuôi lấy trứng giống và trứng thương phẩm.

Virus IB gây bệnh như thế nào?

IB là một loại virus cực kì dễ lây lan. Thời gian ủ bệnh tương đối ngắn, chỉ trong 18 – 36 giờ. Cả đàn có thể bị lây bệnh chỉ sau một hoặc hai ngày. Virus IB lan truyền theo chiều ngang bằng đường không khí. Các dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống và các thiết bị chăn nuôi khác cũng là trung gian lây nhiễm bệnh. Cho đến nay việc bệnh từ gà mẹ tới gà con thông qua trứng (lây truyền dọc) vẫn chưa được xác nhận. Tuy vậy, bề mặt của vỏ trứng bị nhiễm bẩn bởi virus IB là một cách để virus có thể lây lan. Từ đó, virus này có thể tồn tại trong trại giống.

Nếu như chuồng trại thông gió kém, nhiệt độ cao thì khả năng nhiễm bệnh viêm phế quản IB ở gà sẽ tăng.

Gà mắc bệnh có những biểu hiện gì?

Mọi lứa tuổi gà đều dễ bị mắc bệnh. Nhưng dấu hiệu lâm sàng ở mỗi lứa tuổi là khác nhau. Các dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất là những dấu hiệu về đường hô hấp. Chính vì vậy mà bệnh có tên là viêm phế quản truyền nhiễm. TKhông chỉ có vậy, vi-rút IB còn có khả năng gây ra bệnh tích trên thận và ống dẫn trứng ở gà đẻ.

Biểu hiện khi gà mắc bệnh viêm phế quản IB
Biểu hiện khi gà mắc bệnh viêm phế quản IB

Ở gà con:

 – Ủ rũ, chán ăn, bỏ ăn.

 – Gà đứng túm vào nhau hoặc đứng sát nguồn nhiệt do bị hạ nhiệt.

 – Mũi chảy dịch.

 – Trong mắt có bọt.

 – Khó thở, có tiếng ran.

Gà lớn:

– Giảm ăn một chút so với bình thường.

– Dấu hiệu hô hấp – thở hổn hển, ho, xuất huyết khí quản và chảy nước mũi.

– Sản lượng trứng giảm từ 5-10%. Trường hợp bệnh kéo dài có thể lên tới 50-70%.

– Vỏ trứng mỏng và không đều. Lòng trắng loãng. Mất hẳn màu sắc của vỏ trứng.

– Tỷ lệ ấp nở của trứng có thể bị ảnh hưởng.

Những biểu hiện khi mổ khám.
-Túi khí mờ, chứa nhiều dịch nhày và đục.
-Xuất huyết nặng nề đường hô hấp.

-Phổi viêm, hóa mủ.
-Xuất huyết ống dẫn trứng, gây tổn thương vĩnh viễn ở đường dẫn trứng, với gà giai đoạn hậu bị nhiễm IB ống đẫn trứng bị teo ngắn.

-Thận sưng to, nổi rõ.

Cách phòng bệnh 

  • Vệ sinh phòng bệnh: cả đàn phải được quản lý từ lúc 1 ngày tuổi. Thực hiện thường xuyên công tác vệ sinh, sát trùng, chuồng trại nhằm hạn chế mầm bệnh.
  • Phòng bệnh bằng vaccine: sử dụng vaccine phòng bệnh nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Vaccine IB sử dụng nhỏ mắt, nhỏ mũi, pha nước uống.
  • Đối với đàn gà số lượng lớn, có thể sử dụng phương pháp phun sương ở độ cao 50cm. Cách này nhằm cấp vaccine vào hốc mắt, xoang mũi. Kích thước hạt sương khoảng 80 – 120μm.
Cách phòng bệnh viêm phế quản IB trên gà
Cách phòng bệnh viêm phế quản IB trên gà

Cách điều trị bệnh viêm phế quản IB trên gà

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh IB ở gà. Do vậy cần có phương pháp điều trị hướng đến nâng cao sức đề kháng cho gà, chống vi khuẩn bội nhiễm, kế phát.

  • Để gà không bị lạnh, cần sử dụng bóng sưởi.
  • Giảm số lượng gà trong chuồng nuôi.
  • Đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng.
  • Cho gà uống nước pha thêm các loại thuốc bổ, vitamin, PERMASOL, GLUCOK-C, NOPTRESS, HAN LYVIT C….
  • Sử dụng kháng sinh đường hô hấp chống vi khuẩn bội nhiễm: HAN FLO 20% 1CC/ lít nước hoặc Amoxcicilin 50% 1g/ lít nước uống.

Các bạn có thể đọc thêm nhiều thông tin khác về nông nghiệp, chăn nuôi tại KLT.

Nguồn: thuoctrangtrai.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.