Hướng dẫn phương pháp chữa bệnh viêm gan ở vịt con

Hướng dẫn phương pháp chữa bệnh viêm gan ở vịt con

Giai đoạn đầu tiên nuôi vịt con có lẽ là giai đoạn khó khăn nhất của chủ. Bởi lẽ thời gian này vịt cần có được sự chăm sóc đặc biệt nhất. Tuy nhiên nếu không có đủ kinh nghiệm sẽ dễ dẫn đến việc vịt bị nhiễm viêm gan do virus DHV. Đây là một căn bệnh rất dễ gặp ở vịt con dưới 3 tuần tuổi. Sau đây mình sẽ hướng dẫn phương pháp chữa bệnh viêm gan ở vịt con cho các bạn tham khảo nhé.

Viêm gan DHV do virus Duck Heapatitis Virus gây ra

Như chúng ta đã biết viêm gan DHV do virus Duck Heapatitis Virus gây ra. Đây chính là  là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở vịt con. Bệnh này có tỷ lệ chết cao và truyền lây rất nhanh. Bệnh viêm gan ở vịt con do 3 tuyp virus gây ra nhưng chủ yếu là tuyp I và tuyp II. Bệnh viêm gan phát hiện đầu tiên vào năm 1945 bởi Levine và Hofstad tại Mỹ. Về sau này bệnh xuất hiện ở hầu hết các nước thuộc các châu Âu và châu Á.

Bệnh viêm gan ở vịt được phát hiện tại Việt Nam vào năm 1978. Và đến hiện nay bệnh vẫn đang gây thịt hại tại các tỉnh thành có lượng vịt tập trung nhiều. Chẳng hạn như đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

Triệu chứng bệnh tích

Bệnh xảy ra đột ngột, thời gian nung bệnh ngắn chỉ trong vòng 24 giờ, bệnh lây lan nhanh, vịt chết tập trung vào ngày thứ 2-4 sau khi mắc bệnh, tỷ lệ chết rất cao có khi lên tới 100% ở vịt con.

Đặc trưng của bệnh là vịt bị yếu dần và rối loạn vận động. Vịt bệnh mất thăng bằng, nằm nghiêng về một phía của cơ thể và chân đạp trước khi chết. Khi chết, vịt nằm ở tư thế đầu quay ngược về phía sau. Diễn biến của bệnh xảy ra nhanh khoảng 1 đến 2 giờ.

Bệnh tích đại thể chủ yếu biểu hiện ở gan bị sưng, nhiều xuất huyết điểm và vệt. Lách sưng to và thận sưng lồi, tụ huyết tại các mạch máu của thận.

Bệnh gan ở vịt xuất hiện gan bị sưng, nhiều xuất huyết điểm và vệt

Có thể chẩn đoán phân biệt giữa bệnh viêm gan vịt và dịch tả vịt, tụ huyết trùng và cúm gia cầm.

Biện pháp phòng trị

Khi dịch bệnh chưa xảy ra:

Biện pháp quản lý, đặc biệt là biện pháp an toàn sinh học đóng vai trò quan trọng: kiểm soát nhập đàn, hạn chế nguy cơ mang mầm bệnh từ bên ngoài vào trại thông qua các phương tiện trung gian và thực hiện tốt vệ sinh và sát trùng chuồng trại.

Kiểm tra việc nhập đàn vịt kỹ càng

Ngoài ra, tiêm phòng vacxin như là một biện pháp hỗ trợ nhưng là biện pháp chủ động và hiệu quả nhất. Có 2 loại vacxin viêm gan vịt: Vacxin sống sử dụng cho vịt con và vacxin chết dùng cho vịt đẻ để truyền kháng thể thụ động giúp vịt con bảo hộ 2-3 tuần đầu tiên sau khi ấp nở.

 Khi dịch bệnh xảy ra:

Thực hiện cách ly, tiêu độc và sát trùng chuồng trại (BENCOCID, NAVETKON-S, NAVET-IODINE), dùng các chế phẩm vitamin C (NAVET-VITAMIN C ANTISTRESS) nhằm tăng cường sức đề kháng, cung cấp các chất cung năng lượng giải độc (GLUCOSE) và các chất điện giải (VITA-ELECTROLYTES).

Khi dịch bệnh xảy ra bạn cần tiêu độc và sát trùng chuồng trại

Vì bệnh diễn tiến rất nhanh nên khi phát hiện bệnh sớm, để điều trị hiệu quả bệnh viêm gan vịt có thể sử dụng các chế phẩm kháng huyết thanh hoặc kháng thể lòng đỏ có chất lượng cao, đặc hiệu kháng với các loại virus đang gây bệnh tại Việt Nam.

Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm

Nguồn: gathavuon.net