Giống sắn mới lộ diện, người trồng sắn thắp lên hi vọng

Giống sắn mới lộ diện, người trồng sắn thắp lên hi vọng
Trong nhóm cây trồng truyền thống, khoai sắn là loại cây mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhất. Sắn dây  là một loại cây trồng hàng năm được trồng và phát triển mạnh mẽ tại các địa phương như xã An Phụ, Thượng Quận, Long Xuyên, Lạc Long… Từ sắn dây, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo. Vào đầu năm 2020, dịch khảm lá sắn nổ ra làm nhiều người trồng sắn lao đao. Với sự vào cuộc của Bộ NN&PTNT và sự nỗ lực của các ngành chức năng, giống sắn sạch bệnh đã dần lộ diện, thắp lại niềm hy vọng cho người trồng sắn…

Nguyên nhân bùng dịch khảm lá sắn

Từ tháng 3/2020, cả nước ghi nhận 22 tỉnh, thành phố có sự xuất hiện và gây hại của bệnh khảm lá sắn. Diện tích nhiễm lên đến hơn 54.444 ha. Sang tháng 5, khảm lá sắn từ miền Nam đi ngược ra Bắc. Đến nay, cả nước có 24 tỉnh đã từng bị nhiễm bệnh khảm lá.

Dịch khảm lá sắn bùng phát
Dịch khảm lá sắn bùng phát 

Dịch khảm lá sắn bùng phát khiến người trồng sắn lao đao

Dịch bệnh khảm lá sắn khiến nông dân lao đao do năng suất, sản lượng giảm. Để đối phó với dịch bệnh này, người trồng sắn tìm mua cây giống ở những địa phương chưa bị bệnh. Đồng thời, chọn những giống mì dù khi trồng vẫn nhiễm bệnh nhưng cho năng suất cao để canh tác.

Sắn vẫn là loại cây trồng chủ lực

Theo sự tính toán của người trồng sắn, hiện nay củ sắn tươi có giá dao động khoảng 3.000 đồng/kg. 1 ha sắn dù bị bệnh khảm lá vẫn cho năng suất khoảng 30 tấn khi thu hoạch. Sau khi trừ các chi phí, người trồng vẫn còn lãi khoảng hơn 30 triệu đồng/ha. Do đó, nhiều người khác vẫn chọn trồng mì.

Cây sắn là cây trồng chủ lực của bà con nông dân 
Cây sắn là cây trồng chủ lực của bà con nông dân

Nguyên nhân bùng dịch khảm lá sắn

Ông Đỗ Văn Vấn cho biết thêm, nguyên nhân khác làm bùng dịch khảm lá sắn là do mùa vụ sản xuất của cây sắn diễn ra liên tục. Điều này tạo thuận lợi cho việc lây nhiễm chéo dịch bệnh. Bên cạnh đó, có tình trạng khan hiếm nguồn giống sạch bệnh. Trong khi người dân có thói quen tái sử dụng giống đã trồng cũng làm tăng nguy cơ lây lan.

Quyết liệt tìm giống mới

Có nhiều biện pháp chống dịch cũng như mô hình sản xuất bằng giống sắn sạch bệnh được xây dựng. Tuy nhiên, kết quả vẫn không như mong muốn.

Các biện pháp được thực hiện để đối phó với dịch

Tại Quảng Ngãi, Công ty Chế biến nông sản tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ nông dân 1 tỷ đồng mua giống sắn trồng tại huyện Sơn Hà với diện tích 6.000 ha. Tuy nhiên, do không kiểm soát được đầu vào nên vẫn bị bệnh gây hại. Tại Quảng Trị, mô hình theo dõi các vườn sắn tại HTX Tích Tường (TX Quảng Trị) bằng giống KM94 và KM140 có tỷ lệ nhiễm bệnh từ 30 – 90%, cục bộ 100%. Còn tại thủ phủ sắn Tây Ninh, rất nhiều mô hình cũng đã triển khai từ năm 2018 đến nay trên các giống KM94, KM140 nhưng đều cho tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao, không thu hồi và sử dụng cây sắn trên ruộng để làm giống.

Biểu hiện bệnh khảm lá trên sắn
Biểu hiện bệnh khảm lá trên sắn

Mô hình phòng chống dịch bệnh mang lại một vài chuyển biến nhỏ

Nỗ lực xây dựng mô hình phòng chống dịch bệnh thực tế không phải không mang lại kết quả. Như 2 mô hình quản lý giống sắn sạch bệnh ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đang triển khai rất tốt việc quản lý tốt bọ phấn, cây sắn không nhiễm bệnh. Mô hình đã có nguồn giống để lại cho vụ Hè Thu năm 2020 với diện tích hơn 300 ha.

Những tín hiệu khả quan

Mới đây, Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã phát hiện được 8 dòng có đặc tính vượt trội. Chúng có sức kháng bệnh khá, năng suất và tinh bột đều vượt trội.

Theo đó, tám dòng giống mới này gồm: C4, C9, C36, C48, C97, HN3, HN4, HN5. Năng suất ước đạt từ 38 – 64 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt từ 26 – 30%. Đáng chú ý, có một dòng C97 đạt cao ở cả ba chỉ tiêu: năng suất, tinh bột, kháng bệnh. Đây là một chuyển biến rất tốt thắp lên hị vọng cho người trồng sắn.

Tìm ra được giống sắn kháng bệnh khảm lá, cho năng suất vượt trội
Tìm ra được giống sắn kháng bệnh khảm lá, cho năng suất vượt trội

Tin vui đến với người trồng sắn

Trong bối cảnh các giống đều bị nhiễm khảm lá thì việc tìm ra các giống mới là thông tin rất mừng cho nông dân trồng sắn trên cả nước. Sắn là cây chủ lực của của nhiều tỉnh thành ở nước ta. Trồng và chế biến sắn giải quyết việc làm cho hàng ngàn người. Sắn đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế và an ninh nông thôn.

Nguồn: baomoi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.