Gia cầm “bùng nổ” trở lại sau khi tan dịch COVID-19

Gia cầm “bùng nổ” trở lại sau khi tan dịch COVID-19

Sau cơn đại dịch COVID-19, gia cần được dự đoán sẽ “bùng nổ” trở lại. Khi nghe tin này bà con, người dân đã có thêm tia hi vọng. Bởi vì tác động của dịch bệnh đang khiến tình kinh kinh tế ngày càng khó khăn. Việc giá gia cầm tăng trở lại là một dấu hiệu “tích cực”. Đến hết năm 2020 này, chắc chắn tình hình thị trường gia súc gia cầm sẽ có tiến triển tốt hơn. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vừa được cũng cố. Người bạn láng giềng đã hứa sẽ tăng cường thực hiện xuất nhập khẩu trong năm tới.

Nếu tình hình dịch bệnh không trở nên phức tạp như cũ thì thị trường sẽ bình ổn trở lại. Hãy cùng KLT tìm hiểu rõ hơn về giá cả, tình trạng nuôi và kinh doanh gia cầm hiện nay nhé.

Tình hình kinh doanh gia cầm đã tiến triển tích cực hơn

Trước đó, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giá gà, vịt trong nước giảm mạnh nhiều tháng, bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Việc giá gia cầm xuống sâu và kéo dài khiến các hộ chăn nuôi gà vịt thịt thua lỗ. Cám cảnh hơn, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giống không chịu được lỗ đã buộc phải đập bỏ lò ấp, nay giá tăng lại lỡ mất cơ hội.

Gia cầm dự định sẽ "bùng nổ" trở lại cuối năm 2020 và đầu năm 2021.
Gia cầm dự định sẽ “bùng nổ” trở lại cuối năm 2020 và đầu năm 2021.

Tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội), theo chia sẻ của các tiểu thương. Hiện sản lượng gà vịt buôn bán tại chợ đã đạt trên 100% so với ngày thường. Trước đó, bình quân mỗi xe tải ngày chỉ bắt và tiêu thụ được 5 – 7 tấn. Nay tăng gấp đôi sản lượng, đạt 10 – 14 tấn/ngày.

Không chỉ nhộn nhịp trở lại về sản lượng cũng đang tăng khá đều. Ông Lê Văn Chung, Ban Quản lý Chợ Hà Vỹ cho biết, những tuần trở lại đây giá gia cầm đang phục hồi khá tốt và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Giá thành gia cầm tăng giảm thất thường xuyên suốt 2020

Cụ thể, theo ông Chung giá vịt tăng một mạch từ 30.000 – 31.000 đồng/kg lên 35.000 – 36.000 đồng/kg; rồi lên tiếp lên 38.000 – 40.000 đồng/kg; Gà lông màu lai tăng từ 44.000 – 46.000 đồng lên 48.000 – 50.000 đồng/kg; rồi lên tiếp lên 58.000 – 60.000 đồng/kg; Gà lông màu thuần ổn định ở mức xung quanh 85.000 – 90.000 đồng/kg; Gà Tam Hoàng dưới 40.000 đồng/kg nay tăng lên 43.000 – 44.000 đồng/kg. Và gà lông trắng tăng từ dưới 30.000 đồng/kg lên 32.000 – 35.000 đồng/kg.

Nếu như cách đây một vài tháng giá gia cầm, thủy cầm giảm sâu. Nhiều chuyên gia, nhà quản lý nhận định, nguyên nhân do nguồn cung đang dư thừa. Nguyên nhân bởi ngành chăn nuôi gia cầm trong năm 2019 tăng trưởng quá nóng. Nhất là sau khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, khiến một lượng lớn người dân chuyển từ nuôi lợn sang nuôi gia cầm.

Tuy nhiên, việc giá gia cầm đang có dấu hiệu tăng nhiệt thời gian trở lại đây. Một số chuyên gia lại lo lắng, liệu có xảy ra thiếu nguồn cung như thịt lợn hay không? Khả năng cung ứng con giống gia cầm của các doanh nghiệp trong nước thế nào? Đặc biệt trong bối cảnh nhập khẩu con giống gà lông trắng ông bà, bố mẹ đang khó khăn do Covid-19?

Thị trường tiêu dùng vẫn chưa bình ổn hoàn toàn

Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Duy, thời gian tới giá gà vịt, thủy cầm sẽ tiếp tục duy trì ở mức khá tốt. Thế nhưng khó xảy ra hiện tượng tăng quá nóng như mặt hàng thịt lợn. Bởi nguồn cung  hiện nay khá cân đối và đầy đủ. Hơn nữa thời gian quay vòng của con gia/thủy cầm ngắn hơn con lợn khá nhiều.

Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi nên năm 2019 ngành gia cầm tăng trưởng trên 16%. Hiện đạt xấp xỉ 500 triệu con. Để bù đắp lượng thiếu hụt thịt lợn rất lớn do dịch tả lợn Châu Phi gây ra. Năm 2020 này ngành chăn nuôi vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng đàn gia cầm. Tuy nhiên mức tăng trưởng giảm từ 16% xuống còn 10 – 11%.

Hiện tại thị trường gia cầm chưa ổn định.
Hiện tại thị trường gia cầm chưa ổn định.

Đánh giá về biến động giá gà vịt thời gian vừa qua, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, đó là diễn biến hết sức bình thường, không có gì phải quá lo lắng.

Theo ông Trọng, việc giá gà vịt bị chững lại trong thời gian vừa qua chủ yếu do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến các nhà hàng, lễ hội, trường học, đám cưới phải tạm dừng hoạt động, trong khi đây là khu vực tiêu thụ thịt gia cầm chủ yếu.

Nguồn tham khảo:

Nguồn: nongnghiep.vn