Dấu hiệu và cách chữa trị bệnh bạch hầu ở chim bồ câu
Bệnh phổ biến nhất ở chim bồ câu chính là bệnh bạch hầu. Có đến gần 80% chim bồ câu có nguy cơ nhiễm bệnh này. Khi bồ câu được nuôi nhốt, chúng có thể mắc bệnh tại bất cứ thời gian nào trong năm. Đặc biệt, bệnh càng dễ lây lan ở những vùng có khí hậu ấm áp.
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu ở chim bồ câu
Bệnh bạch hầu được gây ra bởi ký sinh trùng Trichomonas gallinae. Loại ký sinh trùng này là dạng đơn bào hình roi. Kích thước của Trichomonas gallinae rất nhỏ. Chỉ vào khoảng 5 – 20 µm, và có hình bầu dục.
Môi trường sống của ký sinh trùng này là ở xoang, miệng, cổ họng, thực quản và các cơ quan khác. Nhờ phân hạch nhị phân mà chúng có thể nhân lên nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng không tạo thành u nang kháng thuốc. Vì vậy, khi ra khỏi vật chủ, Trichomonas gallinae chết nhanh chóng.
Có một lưu ý là các chủng Trichomonas gallinae thì khác nhau về độc lực của chúng.
Ðặc điểm của dịch tễ
Ðối tượng
Bệnh chủ yếu gặp ở chim bồ câu. Tuy nhiên, Trichomonas gallinae cũng xuất hiện ở vài loài chim khác. Cụ thể là chim ưng và đại bàng, diều hâu, cú.
Biểu hiện của chim bị mắc bệnh là tổn thương gan. Ngoài ra, cổ họng có hoặc không có tổn thương.
Thông thường, chim non mẫn cảm với bệnh hơn. Chim bồ câu 10 – 24 ngày tuổi thường dễ bị bệnh. Chim trưởng thành thường mang theo ký sinh trùng mà không có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy vậy, nếu điều kiện thuận lợi, ký sinh trùng nhân lên rất nhiều. Lúc đó, chim trưởng thành có hiện tượng nhiễm trùng nhẹ và sau đó có thể trở nên nghiêm trọng. Mức độ của bệnh phụ thuộc vào khả năng miễn dịch của chim. Cũng như độc lực của chủng ký sinh trùng gây ra bệnh.
Ðường lây truyền
Bệnh lây nhiễm qua nước uống. Hoặc chim cha mẹ lây bệnh cho chim con khi mớm thức ăn. Ngoài ra, các loại chim săn mồi nhiễm bệnh do ăn thịt chim đã mang bệnh.
Cơ chế lây lan bệnh
Sau Trichomonas gallinae vào cơ thể, chúng bắt đầu xâm nhập qua đường tiêu hóa, chủ yếu là ở diều. Đối với chim bồ câu nhiễm bệnh nặng, vi khuẩn di chuyển xuống thực quản và xuyên qua thành ruột. Từ đó, các mạch máu lớn và gan bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, ký sinh trùng cũng có thể nhân lên ở vùng rốn, và gây viêm khu vực này.
Triệu chứng
Khi bị mắc bệnh bạch hầu, chim thường ngừng ăn dẫn đến giảm cân. Nhìn bơ phờ, và hay xù lông. Trong một số trường hợp khác, chim gặp khó khăn đóng miệng vì khoang miệng bị tổn thương.
Ban đầu, bồ câu xuất hiện các tổn thương ở cổ họng, thực quản và diều. Dấu hiệu là những nốt nhỏ màu trắng, hơi vàng đến màu vàng. Sau đó cũng có thể phát triển thành khối u hoại tử dạ dày.
Bồ câu bị bệnh có hiện tượng chảy nước dãi và thực hiện các cử động nuốt lặp đi lặp lại. Một số con bị tổn thương trong xoang hoặc các mô quanh mắt, do đó mà chảy nước mắt.
Triệu chứng khác cũng có thể xảy ra là tiêu chảy, tăng lượng nước và khó thở về đường hô hấp. Trường hợp nặng hơn, chim trở nên gầy gộc không muốn bay hoặc mất độ nghiêng nên không thể bay. Nghiêm trọng hơn, chim có thể chết vì ngạt thở do các tổn thương ngăn chặn khí quản.
Bệnh tích
Các tổn thương cơ quan nội tạng thường gặp nhất khi bồ câu bị bệnh bạch hầu là ở gan. Đặc điểm là một vài vùng nhỏ màu vàng, gần như hoàn toàn thay thế mô gan do các mảnh vụn hoại tử. Trong giai đoạn khởi phát bệnh, chim thường có mùi hôi.
Chẩn đoán bệnh bạch hầu
Để nhận biết bồ câu bị bệnh hay không, cần quan sát các triệu chứng lâm sàng, các dấu hiệu và tổn thương điển hình. Đặc biệt cần quan sát các mảng nhỏ trong niêm mạc, tránh nhầm lẫn với bệnh đậu gà hoặc nấm Candida.
Chẩn đoán nên được xác nhận bằng cách kiểm tra một loại dịch nhầy hoặc dịch từ cổ họng dưới kính hiển vi. Như vậy sẽ thấy sự hiện diện của ký sinh trùng.
Ðiều trị bệnh bạch hầu ở chim bồ câu
Theo kết quả của các thử nghiệm, các loại thuốc khác có hoạt tính chống lại sự nhiễm ký sinh trùng như 0,1% đồng sunfat (100 mg/100 ml nước uống), 0,5% axit clohydric. Thời gian tối ưu để điều trị các cặp giống là lúc bắt đầu sản xuất trứng.
Phòng ngừa bệnh dịch
Để phòng tránh bệnh bạch hầu, cần chực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học. Vệ sinh sạch sẽ và khử trùng khu vực nuôi. Không được cho chim mới vào đàn ngay mà phải cách ly ít nhất trong 30 ngày. Cung cấp nguồn nước sạch cho chim, loại bỏ tất cả các nguồn nước đọng. Thường xuyên vệ sinh máng ăn và bồn tắm của chim.
Bảo vệ chim khỏi những loài chim hoang dã. Thức ăn đảm bảo chất lượng tốt. Không sử dụng thức ăn ôi thiu, mốc.
Tham khảo:
Nguồn: thuoctrangtrai.com